Nội dung chiến lược

Một phần của tài liệu đề tài "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Sự phát triển" pptx (Trang 70 - 73)

IV. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển ngành Công nghiệp ôtô Việt Nam

2. Định hướng và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

2.2. Nội dung chiến lược

Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam là sản xuất các loại xe: xe chuyên dụng, xe phổ thông và xe cao cấp.

Sn xut các loi xe ph thông mà thị trường trong nước đang có nhu cầu lớn, các cường quốc ô tô và các liên doanh ô tô hiện có ở Việt Nam không làm hoặc hầu như không làm. Đó là các loại xe thương dụng nhỏ đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với đường xá, với điều kiện sử dụng ở Việt Nam, với sức mua còn thấp của người dân Việt Nam và của kinh tế tư nhân sẽ phát triển trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21. Chương trình “Xe nông dụng” được đề ra trong chương trình hành

động của ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2005 cũng thuộc loại xe phổ thông kể trên.

Sn xut các loi xe chuyên dùng, đặc chng mà ta có thể cạnh tranh được với các cường quốc ô tô trên thế giới vì sản lượng nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít, giá xe Việt Nam sẽ thấp hơn so với giá xe các nước công nghiệp phát triển.

Loại xe phổ thông và xe chuyên dùng sẽ là sản phẩm chính của công nghiệp ô tô Việt Nam bên cạnh các loại xe cao cấp của 11 liên doanh FDI sẵn có. Các loại xe phổ thông này trước hết phục vụ thị trường nội địa sau đó sẽ là xuất khẩu sang các nước đang phát triển Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông và ASEAN. Công nghiệp ô tô Việt Nam phải bắt đầu từ các loại xe phổ thông và chuyên dụng này, rồi mới dần tiến đến các loại xe cao cấp khi mức sống người dân đã cao và thị trường nội địa đủ lớn.

Sản xuất các loại xe cao cấp sẽ do các liên doanh đảm nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần khuyến khích liên doanh nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, sản xuất xe cao cấp phù hợp hơn với địa hình và khí hậu của Việt Nam, tránh tình trạng bê nguyên các chủng loại xe sản xuất

ở các nước phát triển.

Như vậy trong thời gian tới sẽ hình thành hai loại xe ô tô-cao cấp, xe phổ thông và xe chuyên dùng

Loại xe cao cấp: bao gồm các loại xe:

Xe con cao cấp, sang trọng, tiện nghi Các loại xe thương dụng cao cấp Xe tải các loại lớn nhỏ

Xe buýt thành phố và xe buýt đường dài Dòng xe này sẽ do 11 liên doanh FDI sản xuất, lắp ráp.

Loại xe phổ thông và loại xe chuyên dùng: bao gồm các loại xe: Xe tải nhỏ nông thôn

Xe taxi phổ thông

Xe chở khách nhỏ, liên huyện, liên xã Xe buýt đường dài liên tỉnh

Đối với các loại xe chuyên dùng như xe chở xi măng, chở xăng, đông lạnh, chở rác, xe phục vụ ngành điện chiếu sáng, xe phun nước, rửa đường, quét đường sẽ do ngành cơ khí trong nước sản xuất và lắp ráp (mua động cơ, hộp số, hệ truyền động và các bộ phận chuyên dùng từ bên ngoài).

Các loại xe phổ thông theo mức sống và sức mua dần sẽ được cải thiện tiên tiến, hiện đại hơn có thể hòa nhập với các loại xe cao cấp của liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc vẫn phát triển độc lập)

Chương trình sản phẩm:

Về loại xe cao cấp sẽ do các liên doanh có vốn FDI tự quyết định theo nhu cầu thị trường. Về loại xe phổ thông và xe chuyên dụng:

Bảng 11: Chương trình sản phẩm xe phổ thông và chuyên dụng

Stt Loại xe Tính năng SP Sản lượng chiếc/năm Ghi chú 1 Xe tải nhỏ nông thôn Sức chở 800- 1000kg Động cơ Diesel hoặc xăng 4000-5000 Dùng động cơ xăng nhập ngoại dần thay thế bằng động cơ Diesel nội địa 2 Xe chở khách nhỏ, liên tỉnh, huyện 8-10 người động cơ diesel hoặc xăng 1000-1500 Dùng khung xe gần bé và động cơ của xe tải nhỏ nông thôn ở mục trên 3 Xe taxi phổ thông 3000-4000 4

Xe buýt phổ thông 1000-1500 Nhập ngoại khung xe

động cơ, hệ truyền động, hệ tay lái 5 Các loại xe tải chuyên dụng 200-250 Phần còn lại vỏ xe, ghếđệm do trong nước sản xuất 6 Các loại xe chuyên dụng phục vụ lợi ích công cộng 200-250 Nhập ngoại phần khung xe động cơ, hệ chuyền động, hệ tay lái và các cơ cấu bộ phận chuyên dùng

Nguồn: Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển Công nghiệp ôtô VN-BCN

Việc sản xuất xe buýt phổ thông chỉ tiếp nối các việc mà ngành cơ khí giao thông

đã làm từ những năm 70-90 bởi họ đã ngừng đóng các xe ca chở khách từ khi có các liên doanh ô tô ra đời ở Việt Nam từ những năm sau 90.

tải và các sở giao thông vận tải các tỉnh thành phố khắp Bắc đến Nam vốn có truyền thống đóng xe ca từ nhiều năm trước. Tuy nhiên để làm được việc này cần có tổ chức liên kết và huy động lực lượng sản xuất của cả các Bộ và địa phương.

Một phần của tài liệu đề tài "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Sự phát triển" pptx (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)