Chính sách thuế quan

Một phần của tài liệu đề tài "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Sự phát triển" pptx (Trang 38 - 40)

I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

2. Các chính sách phát triển ngành

2.1. Chính sách thuế quan

Quan điểm nhất quán bảo hộ ngành Công nghiệp ô tô luôn được Chính phủ Việt Nam triệt để duy trì và áp dụng. Điều này thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế

Chính phủ đề ra trong suốt thời gian qua. Về cơ bản, chính sách thuế quan được xây dựng với các biện pháp thuế quan và phi thuế nhằm áp đặt mức thuế cao đối với xe nhập khẩu và hạn chế tối đa nhập khẩu miễn thuế. Hàng rào thuế quan và phi thuế này thời gian qua đã được phát huy hết hiệu quả để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước còn non trẻ này tránh khỏi những sóng gió của thị trường ô tô thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt và thực sự đã tạo được sự ngăn cách to lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Tỷ lệ bảo hộ áp dụng cho nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) và linh kiện lắp ráp dạng CKD như sau:

Bng 6 - Biu thuế và t l bo h Vit Nam theo mc độ hoàn chnh ca xe

Mc độ hoàn chnh

(t cao xung thp) Thukhế nhu p VAT Thuđặế tiêu thc bit T l bo h

Trước 01/1999 Xe nguyên chiếc (CBU) 60% 150% 210% Linh kiện lắp ráp dạng CKD2 55% 30-50% 55-155% Sau 01/1999

ngồi) Linh kiện lắp ráp dạng CKD2, xe du lịch 20% CIF 10% (hay 12% CIF) 5% (hay 6.6% CIF) 38.6% CIF Ngun: B Kế hoch và Đầu tư - năm 1999

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ bảo hộ của chính phủ Việt Nam đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối. Việc áp dụng đánh cả thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt làm cho giá bán xe nhập khẩu cao hơn so với giá bán xe lắp ráp trong nước rất nhiều. Hơn nữa, các thủ tục để được cấp phép mua xe nhập khẩu rất phiền hà, gây không ít khó khăn cho các tổ

chức muốn mua xe nhập. Đây cũng chính là một biện pháp phi thuế quan rất hiệu quả.

Tuy nhiên, việc bảo hộ quá cao này đã làm đội giá xe ô tô mới nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn 289% so với ở Mỹ và giá xe ô tô sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam cao hơn 163% so với giá xe sản xuất lắp ráp ở Mỹ. Đây chính là sự thiệt thòi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam đang phải gánh chịu. Để dung hoà được lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của ngành và lợi ích của Nhà nước bởi thuế vẫn được xem là một nguồn thu ngân sách chủ yếu của Chính phủ, và nhất là vì mục tiêu xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô đích thực của Việt Nam, gần

đây Chính phủ đã quyết định tăng mức thuế nhập khẩu linh kiện nhằm đẩy nhanh quá trình nội địa hoá sản phẩm. Chẳng hạn như, kể từ 1/9/2003 thuế nhập khẩu linh kiện đối với ô tô 16 đến 24 chỗ tăng từ 10% lên 24%, và từ 5% lên 10% đối với xe hơn 24 chỗ1...

Chỉ khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đạt được tỉ lệ nội địa hoá cao, Việt Nam mới có thể có được một ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa đồng thời lợi ích của người tiêu dùng mới được đảm bảo. Lúc đó, giấc mơ sở hữu một chiếc xe hơi sẽ không còn là một điều quá xa vời đối với người dân Việt Nam. Như vậy, khi ngành công nghiệp này chưa đủ lớn thì chính sách thuế bảo hộ cao vẫn còn phải được áp dụng để phát huy những tác dụng cần thiết.

Thế nhưng, chính sách bảo hộ cao đã dần dần bộc lộ những hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước và liên doanh nước ngoài do ỷ lại việc được bảo hộ tuyệt đối nên rất chậm chạp trong việc nội địa hoá và nâng cao tính cạnh

tranh. Thực tế cho thấy kết quả sau hơn 10 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa cho ra những chủng loại xe hiệu quả thực sự phù hợp với môi trường và hoàn cảnh của riêng Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Sự phát triển" pptx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)