SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển thị trường Nông sản giao sau tại VN hậu WTO (Trang 59 - 61)

Ban kiểm soát:chịu trách nhiệm giúp Ủy ban điều hành giám sát toàn bộ mọi hoạt động của Sở giao dịch, tình hình tài chính cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Phòng thanh toán bù trừ: thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ tất cả các giao dịch của Sở, đóng vai trò người bán đối với các đối tượng mua và vai trò của người mua đối với các đối tượng bán.

Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo: quản lý tất cả các nhân viên của Sở và lập kế hoạch hay tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên.

Khối giao dịch

Bộ Thương Mại Ủy ban điều hành thị trường giao sau Ban Giám Đốc Phòng giao dịch Phòng giám sát Phòng thanh toán bù trừ Khối hành chính quản trị Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch phát triển Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo Khối phụ trợ Phòng thông tin tuyên truyền Phòng tư vấn pháp luật Phòng tin học Ban kiểm soát

Phòng thông tin tuyên truyền: phụ trách thu thập, cập nhật các thông tin thị trường cho hoạt động của Sở và thực hiện việc tuyên truyền rộng rãi ra công chúng nếu Sở có gì thay đổi về sản phẩm, hoạt động…

Phòng IT: chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy tính của toàn Sở giao dịch bảo đảm cho các hoạt động giao dịch diễn ra suôn sẻ và kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra.

Mt s các yếu t khác cũng cn được quy định rõ như:

Hình thức sở hữu: ban đầu có thể là sở hữu Nhà nước, nhà nước chỉ đạo mọi hoạt động của Sở giao dịch nhằm đảm bảo sự ổn định và hiệu quả ban đầu và để giải quyết các khó khăn nảy sinh một cách nhanh nhất. Nhưng dần dần chúng ta nên chuyển sang hình thức cổ phần để có thể cạnh tranh một cách hiệu quả.

Số lượng giao dịch: ta thấy đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là hai khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta. Vì vậy, có thể thành lập hai Sở giao dịch tại hai Trung tâm này, cụ thể là ở Hà Nội và TPHCM như thị trường chứng khoán hiện nay. Ban đầu nếu chúng ta vẫn chưa chuẩn bịđầy đủ để thành lập Sở giao dịch thì chúng ta có thể thành lập Trung tâm giao dịch. Về sau, nếu có đủ điều kiện thì chúng ta thành lập Sở giao dịch từ các trung tâm này sẽ dễ dàng hơn.

Quy mô hợp đồng: vì nước ta vẫn chưa có nhiều vùng sản xuất chuyên canh với số lượng lớn, đa số người nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ nên quy mô hợp đồng vừa đủđể tạo điều kiện cho người nông dân, người sản xuất nhỏ có thể tham gia thị trường này.

Loại hàng hóa: chỉ nên thử nghiệm với một số loại hàng hóa chủ lực của chúng ta như gạo, cà phê, cao su, tiêu. Về sau, từ từ mở rộng ra các hàng hóa khác.

Người tham gia: vì mục đích của chúng ta là bảo vệ người sản xuất, bảo vệ người nông dân và các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng những

quy định phù hợp với đa số những người nông dân còn nghèo và khó khăn ở các vùng sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển thị trường Nông sản giao sau tại VN hậu WTO (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)