CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO: 1 Cơ hội:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển thị trường Nông sản giao sau tại VN hậu WTO (Trang 32 - 33)

2.1.1 Cơ hội:

™ Đối với nền kinh tế:

• Khi gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng những ưu đãi như các nước đang phát triển, được tham gia cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc của WTO, được hưởng quy chế mậu dịch bình thường với Mỹ cũng như các quốc gia khác.

• Mở rộng thị trường quốc tế cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu và tận dụng được cơ hội nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ mới.

• Gia nhập WTO sẽ tăng cạnh tranh giữa hàng hóa nước ngoài và trong nước, giữa các công ty nước ngoài và trong nước, do vậy sẽ tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới để phát triển.

• Gia nhập WTO, Việt Nam phải xóa bỏ phân biệt đối xử, phải công khai minh bạch, phải sửa đổi luật pháp theo thông lệ quốc tế … do vậy môi trường đầu tư sẽ hấp dẫn hơn, khả năng thu hút vốn nước ngoài sẽ gia tăng.

• Người tiêu dùng Việt Nam sẽđược mua hàng hóa và thụ hưởng các loại dịch vụ với giá rẻ, chất lượng tốt do hàng rào thuế quan giảm dần.

• Sự gia tăng thương mại và đầu tư sẽ kéo theo việc gia tăng cơ hội việc làm và tăng phúc lợi xã hội cho người lao động.

• Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam giải quyết tranh chấp các thương mại quốc tế không chỉ trên quan hệ song phương mà cảở Tòa án quốc tế của WTO, vì vậy sẽ công bằng hơn.

• Gia nhập WTO còn mang lại cơ hội cho Việt Nam có tiếng nói quan trọng trên diễn đàn WTO, tham gia trực tiếp vào việc quy định các quy tắc hoạt động của WTO …

™ Đối với ngành nông nghiệp:

• Gia nhập WTO, ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng có ưu thế như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu… Chúng ta sẽ tiếp cận được thị trường nông sản của 150 quốc gia thành viên với các hàng rào thương mại được hạ thấp và được hưởng các cam kết ưu đãi. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽđem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất chế biến nông sản, từđó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

• Người nông dân sẽ nắm được thông tin về lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu đối với từng loại nông sản sẽ giúp họđịnh hướng phát triển theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá cả.

• Các doanh nghiệp chế biến hàng nông – lâm – thủy sản sẽ phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

• Là một nước nông nghiệp và đặc biệt là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, khi gia nhập WTO, theo lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định nông nghiệp, Việt Nam sẽ có thêm nhiều thị trường xuất khẩu gạo và hàng nông sản đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển thị trường Nông sản giao sau tại VN hậu WTO (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)