Các yếu tố trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp TP. HCM (Trang 89 - 91)

c. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ

3.1.2 Các yếu tố trong nước

• Quyết định của thủ tướng chính phủ số 188/2004/QĐ-TTg ngày 1/11/2004 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp TP HCM đến năm 2010, có tính đến năm 2020 đã đề cập :

- Về quan điểm phát triển có liên quan đến các KCN: “Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá kết hợp với phân bổ

hợp lý, tập trung xây dựng một số KCN chuyên ngành. Phân bổ hợp lý công nghiệp trong một không gian kinh tế thống nhất với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở lợi thế vị trí, lợi thế của từng địa phương, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng. Di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải”….

- Về quy hoạch tổng thể đối với các KCN: “Từ năm 2006 đến năm 2010 không phát triển thêm các KCN tổng hợp. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các KCN hiện có theo hướng củng cố, lấp đầy, sử

dụng hiệu quả diện tích đã được cấp và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường sinh thái. Tập trung xây dựng một vài KCN chuyên ngành như

KCN cơ khí chế tạo, KCN cao, KCN hoá chất... để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các công nghệ cao. Di dời bớt các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động đơn giản. Dành khoảng 300 ha để xây dựng cụm công nghiệp cơ khí chế tạo máy và in gia công kim loại”…

Bảng 3. 1 - Tổng vốn và tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp

Giai đoạn Chỉ tiêu Đơn vị

2001 – 2005 2006 – 2010 2010 - 2020

Tổng vốn đầu tư xã hội

trên địa bàn Tỷ USD 14,5 – 15 26 – 28 40,5 - 43 Trong đó đầu tư cho

công nghiệp Tỷ USD 6,5 – 7 9,2 – 11,8 15,7 – 18,8 Tỷ trọng vốn đầu tư cho

công nghiệp % 45 – 47 35 – 42 39 - 44

Nguồn Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg

Nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, trong lĩnh vực công nghiệp đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ 8 xác định như sau:

“Trong lĩnh vực công nghiệp, giữ vững tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 12-13%/năm. Sau 2010, công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Phải vừa củng cố các ngành công nghiệp truyền thống theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng, vừa tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: (1) cơ khí chế tạo; (2)

điện tử - viễn thông – tin học; (3) CNH chất và dược phẩm; (4) chế biến lương thực thực phẩn giá trị tăng cao.

Phấn đấu tăng tỷ trọng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP; tăng giá trị xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng trên một lao động”.

Và một trong những giải pháp để phát triển đã được đại hội đại biểu

Đảng bộ TP xác định đó là:

“Tập trung xây dựng, mở rộng KCN phần mềm, KCN cao, đồng thời phát triển một số KCN chuyên ngành như KCN cơ khí chế tạo, KCN hóa chất, các cụm công nghiệp chuyên ngành cho các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản… với các điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giá thuê

đất, các dịch vụ phục vụ sản xuất. Chủ động mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào 4 nhóm ngành công nghiệp đã xác định. Khuyến khích các doanh nghiệp làm chủ khâu thiết kế sản phẩm, chủ động mở rộng hệ thống tiêu thụ và đổi mới, HĐH công nghệ, hình thành những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao…”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp TP. HCM (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)