ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN GIAO SAU:

Một phần của tài liệu 303790 (Trang 55 - 56)

VIỆT NAM HẬU WTO

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN GIAO SAU: SAU:

Chính phủđã nêu rõ kế hoạch 2006 -2010 về việc phát triển nông nghiệp như sau:

“Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa sạch, đa dạng, phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao trình độ nghiên cứu, tăng hiệu quả và nâng cao trình độ công nghệ thông tin qua ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Đẩy mạnh liên kết công nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao. Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển trên quy mô rộng. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hóa. Nâng cao mức sống của nông dân. Đến năm 2010, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, từng bước phấn đấu trên 90% dân cư nông thôn có điện sinh hoạt. Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 3 – 3,2% (giá trị sản xuất tăng 4,5%/năm)”

Đó là định hướng để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, việc phát triển thị trường giao sau là một việc làm hết sức cần thiết để góp phần phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa ngành nông nghiệp tiến lên một bước cao hơn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc phát triển thị trường giao sau sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thị

trường phát triển lên một trình độ cao hơn, phù hợp với môi trường cạnh tranh gay gắt, tạo thêm công cụđể quản lý thị trường.

Nền kinh tế Việt Nam đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ thì phải tính đến việc phát triển thị trường giao sau, phải nâng cao hiểu biết về thị trường giao sau, đào tạo nghiệp vụ kinh doanh trong thị trường giao sau cho cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia mua bán trên thị trường giao sau của các nước trong khu vực và trên Thế giới, tiến hành thí điểm thiết lập thị trường giao sau cho một vài hàng hóa nông sản ở Việt Nam. Chúng ta cần lựa chọn những nông sản có tỷ lệ hàng hóa cao, kim ngạch xuất khẩu lớn và có tiềm lực phát triển cao. Việc tham gia giao dịch không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài, do đó cần tạo điều kiện cho người nông dân tham gia dưới hình thức tổ chức thích hợp. Đối với các hàng hóa nông sản khác thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tham gia mua bán tại sàn giao dịch các nước đã có thị trường giao sau về sản phẩm tương ứng.

Từ ngay lúc này, chúng ta cần nghiên cứu, học tập về sự phát triển, bản chất, ý nghĩa của thị trường giao sau của các nước và khảo sát tình hình thực tế ở Việt Nam, chọn ra các mặt hàng phù hợp và hoàn thiện các khung pháp lý giúp cho việc hình thành thị trường giao sau. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân qua các tài liệu, sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu 303790 (Trang 55 - 56)