Diễn biến giá cả và những thách thức về giá nông sản khi gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu 303790 (Trang 36 - 37)

Các mặt hàng nông sản được xem là các hàng hóa cực kỳ nhạy cảm, nhất là khi Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường gia nhập WTO. Bất cứ sự thay đổi nào của tình hình kinh tế chính trị Thế giới đều tác động đến giá cả của mặt hàng này ở trong nước và giá cả của các mặt hàng khác như nhiên liệu, phân bón, xăng dầu… đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá nông sản. Giá nông sản có xu hướng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ giá dầu mỏ, khí đốt, xăng dầu… vì người nông dân phải chịu chi phí cao cho việc mua nhiên liệu chạy máy, phân bón cây trồng … là nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất.

Theo Sở tài chính, giá phân urê hiện nay đang ở mức cao, tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg so với đầu năm, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước năm nay khoảng 7,85 triệu tấn các loại. Hiện nay, năng lực sản xuất urê của Đạm Phú Mỹ và Hà Bắc chỉ đạt 30%nhu cầu, tương đương 300.000 tấn, còn SA, KALI và DAP thì Việt Nam chưa sản xuất được, phải nhập khẩu toàn bộ. Trong khi đó, Hiệp hội phân bón Việt Nam thông báo, giá phân bón trên Thế giới lại đang ở mức cao kỷ lục. Chính những điều này, gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch canh tác, gieo trồng của người nông dân. Chẳng hạn, một vấn đề gây nhiều bức xúc hiện nay là giá thóc giảm, người nông dân sau khi bán sản phẩm trừ đi chi phí đã không đủ tiền mua phân bón dự trữ cho vụ mùa sau. Tình trạng phân bón lên giá trong khi giá lúa bấp bênh đã khiến cho nông dân không dám mua phân bón đầu tư cho cây trồng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang yếu tố lâu dài, một phần phụ thuộc vào yếu tố đầu vào, một phần phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, yếu tố tự nhiên. Một khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra cùng với lãi suất vay ngân hàng ngày càng cao, người nông dân sẽ điêu đứng, không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng và tái sản xuất.

Ngoài ra, đầu ra cho nông sản không được giải quyết, chẳng hạn như những người nông dân làm ra hạt lúa, đưa đất nước đứng hạng thứ 2 về xuất khẩu gạo nhưng họ không biết được mình sẽ bán 1kg lúa với giá bao nhiêu, trong khi đó, giá

vật tư nông nghiệp lại tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây lúa. Chính những điều này, buộc người nông dân phải chuyển hướng sản xuất.

Khi hội nhập WTO, các biến động về giá ngày càng trở nên khó lường. Giá xăng dầu không thể dự báo được vì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu định giá theo thị trường, biến động tỷ giá sẽ không giới hạn trong đồng USD khi xuất khẩu mà còn mở rộng sang các ngoại tệ khác như EUR, GBP, … và biến động lãi suất.

Một phần của tài liệu 303790 (Trang 36 - 37)