CPHù:
Để có tiềm lực tài chính vững mạnh, thì các CTCP phải mạnh về nội lực đồng thời có các tác động hỗ trợ của ngoại lực. Nội lực của DN chỉ có
thể vững chắc khi bản thân DN đó phải có một hiệu quả kinh doanh khả quan và triển vọng, có hiệu quả sử dụng vốn cũng như bảo toàn và phát triển vốn tốt, có khả năng tìm kiếm thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường, thực hiện hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, công khai tài chính để có đủ điều kiện tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán…
Vì thế, Muốn tồn tại trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các DN phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đồng vốn đầu tư, cũng như đảm bảo sự an toàn của vốn đầu tư để thu hút vốn của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Vì các nhà đầu tư trên thị trường thường hướng đến những công ty có triển vọng và đảm bảo khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi mong đợi.
Để thực hiện được mục tiêu này, các DN cần phải đổi mới phương pháp quản trị DN. Cụ thể:
— Hoạt động về mặt tài chính phải công khai, minh bạch.
— Chính sách quản lý tài chính, kế toán phải đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
— Xây dựng quy chế giám sát nội bộ, đặc biệt trong công tác quản trị tài chính nội bộ, để kịp thời nắm bắt các vấn để tồn tại và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp vì mục tiêu của DN.
— Phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thông qua tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy về tình hình tài chính DN đối với các nhà đầu tư chủ nợ và khách hàng.
Hiệu quả tài chính là thước đo hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Thông tin về tài chính, kế toán là nền tảng để ra quyết định đầu tư, phân bổ vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có biện pháp cụ thể, bắt buộc
các CTCP báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình tài chính của đơn vị nhằm giúp cho TP nắm được hiệu quả hoạt động của DN và tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Mặt khác, ngoại lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển DN, đó là sự can thiệp của Nhà nước, là luôn luôn cần thiết cho các DN, trong đó vai trò và vị trí của Nhà nước được đề cập nhiều hơn ở tầm vĩ mô. Chẳng hạn như: thúc đẩy hoàn thiện thị trường vốn, tạo ra thị trường tài chính thật sự thông thoáng, thuận lợi cho các DN huy động vốn SXKD của DN, tạo điều kiện cho DN bổ sung vốn kinh doanh từ khả năng tài chính của bản thân và huy động từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu vốn SXKD của DN. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có chính sách nhằm khuyến khích đầu tư, đặc biệt là việc thu hút vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để tập trung vào SXKD; Cần tạo điều kiện cho các DN lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo cho các hoạt động SXKD có thể tiến hành bình thường, trong đó các khoản nợ còn tồn đọng cần phải được giải phóng. Việc xúc tiến thành lập các cơ quan mua bán nợ có thể xem là một giải pháp tốt trước mắt để giải quyết tình trạng này.