Sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong việc xác lập các mố

Một phần của tài liệu 303683 (Trang 42 - 44)

quan hệ trong tập đoàn

Điều 149 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: tập đoàn kinh tế là một nhóm công ty có quy mô lớn. Trong khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 định nghĩa tập đoàn bao gồm công ty mẹ và công ty con. Như vậy, chuẩn mực kế toán không phân biệt quy mô của tập đoàn, luật doanh nghiệp thì ngược lại.

Quyết định số 153 xác định: Công ty liên kết là công ty có vốn góp không chi phối của công ty mẹ tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài. Đồng thời trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối phê duyệt quyết định thành lập tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ công ty con đối với tập đoàn điện lực, hàng hải, bưu chính viễn thông... chỉ rõ công ty liên kết trong tp đoàn là các công ty mà công ty m nm gi dưới 50% vn điu l. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 27 quy định về công ty liên kết, theo đó Công ty A là công ty liên kết với công ty B khi công ty A có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty B. Công ty A có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty B khi công ty A nm gi quyn kim soát trc tiếp hoc gián tiếp thông qua các công ty con ít nht 20% quyn biu quyết ca công ty B. Những biểu hiện mà công ty A có ảnh hưởng đáng kể như sau: (1) Có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương; (2) Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách; (3) Có sự trao đổi về cán bộ quản lý; (4) Có sự cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng.

So với Quyết định 153 thì Chuẩn mực kế toán có quy định rõ ràng và cụ thể hơn đối với hình thức công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn. Nhưng tỷ lệ vốn góp để chứng minh một công ty liên kết đối thì hoàn toàn khác nhau giữa hai văn bản. Sự khác biệt và mâu thuẫn này dẫn đến khó khăn trong việc xác định mối liên kết giữa các công ty giữa các cơ quan chức năng với nhau. Đối với công ty kiểm toán độc lập khi kiểm toán và thiết lập báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty mẹ thì căn cứ tuân thủ về chuẩn mực kế toán, trong khi công ty con căn cứ trên các quy định hướng dẫn về việc thành lập tập đoàn, do đó sẽ không tuân thủ theo yêu cầu của công ty gọi là “mẹ” của mình. Điều này sẽ dẫn đến công tác quản lý vốn và tài sản trở nên khó khăn cho công ty mẹ, phát sinh rủi ro và không kiểm soát được hoạt động của công ty con.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn thuộc sở hữu tư nhân hoạt động rất hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao. Mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn hiện nay đã tạo điều kiện cho việc tập trung vốn một cách nhanh chóng nhưng còn nhiều hạn chế nhất định, nguyên nhân cơ bản là xuất phát từ quản lý theo yếu tố gia đình và cách thức tổ chức ban đầu có liên quan đến cấu trúc sở hữu, cơ chế giám sát, cơ chế tài chính,... Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn cho việc huy động, tập trung các nguồn lực kinh tế từ bên ngoài để đáp ứng cho giai đoạn phát triển mở rộng của tập đoàn. Đồng thời, sẽ khó khăn cho tập đoàn khi xây dựng một cơ chế tài chính cũng như thiết lập các phương pháp quản trị tài chính khoa học, phù hợp với thực tế để nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính cho tập đoàn. Do vậy, tập đoàn được chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm xác lập lại các mối liên kết kinh tế để đảm bảo tính độc lập tự chủ hơn nữa cho các công ty con. Bên cạnh đó, thiết lập một thị trường tài chính nội bộ phù hợp vừa phát huy tối đa nội lực vừa tận dụng được các nguồn lực bên ngoài một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 303683 (Trang 42 - 44)