KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu 303585 (Trang 26 - 28)

Mô hình công ty mẹ-công ty con đã có ở các nước và được áp dụng qua nhiều hình thức khác nhau tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước. Tuy có những điểm mạnh, điểm yếu như đã phân tích ở trên, nhưng nhìn chung mô hình này vẫn có những ưu điểm so với mô hình TCT Nhà nước ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, đối với các TCT Nhà nước ở Việt Nam, việc vận dụng mô hình này không thể là một sự áp dụng máy móc từ mẫu hình của các nước đã phát triển mà nó phải phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Đó là :

- Tùy theo hình thức sở hữu của vốn điều lệ mà doanh nghiệp bị chi phối bởi các luật: Luật Doanh nghiệp, Luật DNNN, Luật Đầu tư nước ngoài. Đây là một đặc thù rất tiêu biểu mà không phải ở nước nào cũng có.

- Công ty con đã tồn tại từ trước, qua chuyển đổi, cổ phần hóa công ty mẹ mới nắm quyền chi phối các công ty con, chứ công ty mẹ không thành lập công ty con ngay từ ban đầu.

- Công ty mẹ-công ty con được hình thành chủ yếu dựa trên sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi các TCT, DNNN mà không bằng con đường phát triển tự nhiên.

Từ những đặc điểm này, việc vận dụng mô hình công ty mẹ-công ty con ở nước ta sẽ không hoàn toàn giống với mô hình công ty mẹ-công ty con ở các nước khác cả về hình thức cũng như một số nguyên tắc hoạt động. Chúng ta sẽ

tiếp tục phân tích tình hình tại một TCT Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh (TCT Bến Thành) để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu 303585 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)