SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu 303585 (Trang 25 - 26)

CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Từ những phân tích trên cho thấy mô hình công ty mẹ-công ty con có những ưu điểm cơ bản so với mô hình TCT hiện nay về tính linh hoạt trong tổ chức, vận hành, về tính đa dạng trong quan hệ sở hữu; về tính rành mạch trong quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm và rành mạch trong phân phối hiệu quả SXKD.

Việc chuyển đổi TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ con sẽ khắc phục được một số hạn chế của mô hình TCT hiện nay thể hiện:

- Cơ chế đầu tư vốn đã phân định rõ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đơn vị trong TCT; tạo cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các DNTV. Các quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính hành chính, điều nay khắc phục được hạn chế của mô hình TCT đang áp dụng hiện nay. Mối quan hệ giữa các DNTV bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế.

- Thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, đa dạng hóa sở hữu Nhà nước. Cổ phần hóa cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào SXKD mà vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước vẫn được đảm bảo.Việc cho phép các DNNN độc lập có thể tự nguyện tham gia vào tổ chức mô hình công ty mẹ-công ty con mở ra hướng để đổi mới các DNNN yếu kém về hiệu quả, nhỏ bé về quy mô.

- Quá trình tích tụ và tập trung vốn được thực hiện tốt hơn khắc phục tình trạng phân tán vốn như hiện nay, thông qua việc thu lợi nhuận sau mỗi năm hoạt động của công ty con ứng với số vốn mà công ty mẹ đã đầu tư.

- Đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đối với các DNNN. Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt, thông qua hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con, để hình thành một chỉnh thể hữu cơ các pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo những chiến lược phát triển chung nhất định, và đó cũng là cơ sở để hình thành các tập đoàn kinh doanh sau này.

- Mô hình công ty mẹ-công ty con tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (là lực lượng đông đảo của nền kinh tế nước ta hiện nay) hợp tác, gia nhập làm DNTV sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu mức độ bất ổn do thị trường gây ra cho các doanh nghiệp này nhờ sự hỗ trợ của tập đoàn (công nghệ, vốn, thông tin, chi phí giao dịch...)

- Khi nền KTTT phát triển thì ảnh hưởng của Nhà nước đối với quá trình SXKD ngày càng giảm. Trong điều kiện đó, sự liên kết trong mô hình công ty mẹ-công ty con và những ưu điểm của kinh tế qui mô lớn của hợp tác hóa,

chuyên môn hóa đã tạo khả năng cho các DNTV có khả năng thích nghi nhanh hơn với hệ thống thị trường không có bảo trợ của Nhà nước, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng hơn và thuận lợi hơn trong hưởng thụ những đổi mới công nghệ.

- Thông qua mô hình, việc giao quyền chủ sở hữu Nhà nước quản lý các DNTV cho công ty mẹ đã chuyển từ quản lý, can thịêp bằng hành chính sang sang quản lý bằng các biện pháp thị trường. Công ty mẹ trực tiếp giám sát, quản lý và kinh doanh tài sản Nhà nước.

Kinh nghiệm ở nhiều nước có nền KTTT phát triển cho thấy nhiều doanh nghiệp đã rất thành công trong việc sử dụng cơ chế góp vốn để hoàn thiện tổ chức quản lý SXKD của mình, phát triển nhanh chóng với quy mô và năng lực ngày càng lớn mạnh, vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, một quốc gia, trở thành những tập đoàn kinh tế vững mạnh như Samsung, IBM, General Motor, Sony…

Một phần của tài liệu 303585 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)