Hiệu quả sản xuất nông nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả:

Một phần của tài liệu 303663 (Trang 41 - 42)

4. Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả:

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp có thể được xem xét trên 2 khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả về mặt kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, các yếu tốđầu vào để đạt được năng suất cao, tăng thu nhập nông hộ. Về mặt xã hội, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, sức khoẻ người lao động, người tiêu dùng, nâng cao ý thức của người sản xuất.

Các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp gồm đất đai, vốn, lao động và khoa học công nghệ. Như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chính là việc sử dụng hữu hiệu các yếu tố đầu vào, gia tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng; hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; chất lượng nguồn nhân lực; áp dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp xu thế phát triển và nhu cầu của xã hội.

Do đó, để xem xét hiệu quả sản xuất của các hộ trồng rau, đề tài sẽ tiến hành phân tích và đánh giá các tiêu chí liên quan đến các yếu tốđầu vào, bao gồm:

- Lao động: Tuổi tác, số năm kinh nghiệm, giới tính, trình độ học vấn của nông dân là những vấn đề cần được xem xét vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, khả năng học hỏi, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức, kỹ thuật canh tác mới. Ngoài ra, yếu tố ngày công lao động, số giờ lao động trong ngày sẽ được sử dụng để tính toán tỷ suất sử dụng lao động nông nghiệp nhằm đánh giá mức độ sử dụng nguồn lao động.

- Đất đai: Diện tích canh tác, loại cây trồng, số vụ canh tác là những yếu tố sẽđược đưa vào phân tích để tìm hiểu tác động đến thu nhập của nông hộ.

- Vốn: phân tích các khoản đầu tư của nông hộ vào quá trình sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc BVTV, máy móc thiết bị, vật liệu phục vụ sản xuất.

- Khoa học công nghệ: lợi ích của việc ứng dụng mô hình sản xuất GAP đối với thu nhập hộ gia đình và ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức của nông dân.

- Ý thức của người nông dân khi tham gia sản xuất về các vấn đề như: bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất, sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất canh tác, nguồn nước).

Một phần của tài liệu 303663 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)