Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 303574 (Trang 57 - 60)

- Hệ thống bắt buộc Hệ thống tự chọn.

3.2.3.7 Nhóm giải pháp hỗ trợ

9 Chính sách và giải pháp về đầu tư

- Khuyến khích sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lắp.

- Đầu tư mới từng bước nhưng tập trung, có trọng điểm và đầu tư nhanh ở những khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ôtô, đặc biệt là các dự án đầu tư với quy mô công suất lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho chương trình nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước và xuất khẩu, được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ chương trình sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô, đặc biệt là động cơ, hộp số, cụm truyền động.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ cho các dự án sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động nếu công nghệ được chuyển giao từ các hãng có danh tiếng trên thế giới.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đầu tư hoạt động nghiên cứu – phát triển trong công nghiệp ôtô.

9 Chính sách và giải pháp về nguồn nhân lực

- Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp ôtô, kể cả cử đi học nước ngoài từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Ngành công nghiệp ôtô giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp phụ trợ khác như : luyện kim, cơ khí, nhựa, cao su, điện, điện tử,… Góp phần chuyển giao công nghệ và đào tào nguồn nhân lực kỹ thuật. Đồng thời giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách quốc gia.

Thực tế, một quốc gia 80 triệu dân với nền kinh tế đang phát triển thì nhu cầu sử dụng ôtô là rất cao, cần thiết phải có ngành công nghiệp ôtô của riêng mình. Hơn nữa, công nghiệp chế tạo ôtô với những công nghệ cơ bản như : chế tạo máy, vật liệu, điện tử … còn là nền tảng để áp dụng vào nhiều ngành sản xuất khác. Vì vậy bất cứ một quốc gia nào cũng thèm muốn có ngành công nghiệp ôtô mạnh. Khi ngành công nghiệp ôtô phát triển, chúng ta sẽ hạn chế được việc phải chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu ôtô, tránh thâm hụt cán cân thương mại.

Trong những năm qua, các liên doanh lắp ráp ôtô ở Việt Nam cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng những bước đi đầu tiên của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng lộ rõ những bất cập : Để bảo hộ cho sản xuất trong nước, nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian để đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường. Tuy nhiên, những ưu đãi này không mang lại hiệu quả như mong muốn mà người tiêu dùng trong nước vẫn phải mua ôtô với giá rất cao và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm còn ở mức rất thấp.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức : Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của chương trình phát triển công nghiệp ôtô. Hiện nay, nhu cầu ôtô trong nước còn quá nhỏ bé, nhu cầu sử dụng xe còn rất thấp, muốn phát triển, Nhà nước cần tạo điều kiện để tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang đứng giữa mâu thuẫn : một bên là muốn phát triển công nghiệp ôtô, mặt khác lại muốn hạn chế số lượng ôtô lưu thông vì điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn quá kém.

Nhà nước đang sử dụng sắc thuế tiêu thụ đặc biệt như là để kìm hãm nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.

Công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam hiện nay đang gặp những khó khăn và còn tồn tại những yếu kém nhất định, nhưng không phải là bế tắc. Các liên doanh cần phải có hướng tháo gỡ thích hợp cho chính mình. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành. Mong rằng luận văn “ Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010” như một đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp một số giải pháp thiết thực cho sự phát triển của ngành.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng, hơn nữa ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn khá mới và non trẻ nên việc thu thập số liệu và nghiên cứu chắc chắn chưa được đầy đủ. Vì thế những thiếu sót về nội dung cũng như cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề là không tránh khỏi. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này.

Một phần của tài liệu 303574 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)