ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010.

Một phần của tài liệu 303574 (Trang 46 - 49)

- Môi trường

ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010.

3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 3.1.1 Một số quan điểm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010

™ Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

™ Phát triển nhanh ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá – hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ôtô.

™ Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các chiến lược phát triển các ngành liên quan, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế.

™ Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu – phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành cộng nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.

™ Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.

3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010 năm 2010

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là xây dựng và phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới, để tạo lực kéo nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Đồng thời có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Bên cạnh mục tiêu tổng quát, chúng ta có một số mục tiêu cụ thể như sau :

¾ Mục tiêu thay thế hàng nhập khẩu : Đối với các loại xe thông dụng( xe tải, xe khách, xe con), đáp ứng khoảng 40 – 50% nhu cầu trong nước vào năm 2005 và trên 80% vào năm 2010. Riêng đối với loại xe cao cấp đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước. Đối với các loại xe chuyên dụng, sẽ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Về động cơ, hộp số và phụ tùng sẽ lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ôtô trong nước và xuất khẩu.

Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng ôtô các loại năm 2005, 2010 và 2020. ĐVT : xe STT LOẠI XE 2005 2010 2020 1 Xe dưới 5 chỗ ngồi 32.000 60.000 116.000 2 Xe từ 6 – 9 chỗ 3.000 10.000 28.000 Xe khách từ 10 – 16 chỗ 9.000 21.000 44.000 Xe khách từ 17 – 25 chỗ 2.000 5.000 11.200 Xe khách từ 26 – 46 chỗ 2.400 6.000 15.180 3 Xe khách trên 46 chỗ 1.600 4.000 9.520 Xe tải đến 2 tấn 40.000 57.000 50.000 Xe tải từ 2 – 7 tấn 14.000 35.000 53.700 Xe tải từ 7 – 20 tấn 13.600 34.000 52.900 4 Xe tải từ 2 – 7 tấn 400 1.000 3.200 5 Xe chuyên dùng 2.000 6.000 14.400 TỔNG CỘNG 120.000 239.000 398.000

( Nguồn : Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

¾ Mục tiêu nội địa hoá sản phẩm : Năm 1995, Việt Nam ban hành tiêu chuẩn nội địa hoá với ngành công nghiệp ôtô. Tiêu chuẩn này quy định, sau 5 năm, các liên doanh lắp ráp ôtô phải đạt tỷ lệ nội địa hoá 5% và đến hết năm thứ 10, tỷ lệ này phải tăng lên 25%.

Bảng 3.2: Mục tiêu nội địa hoá sản phẩm đến 2010

LOẠI XE 2005 2010

Xe con cao cấp 20 – 25% 40 – 45%

Xe khách, xe tải, chuyên dùng 40% 60%

¾ Mục tiêu hạn chế lập mới các liên doanh : Việc đầu tư của các hãng ôtô nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện nay đã có 11 liên doanh đi vào hoạt động với công suất 148.000 xe/năm trong khi sản xuất và tiêu thụ thực tế chưa bằng 1/3. Do đó chúng ta cần phải kiên quyết hạn chế lập mới các liên doanh sản xuất, lắp ráp xe du lịch. Các dự án mới phải tập trung vào xe thông dụng (xe khách, xe tải), xe chuyên dùng.

3.1.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010 Nam đến năm 2010

Bảng 3.3: Ma trận SWOT

SWOT

O : Những cơ hội

Một phần của tài liệu 303574 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)