Giải pháp cùng cố và phát triển quan hệ sản xuất:

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở TỈNH YÊN BÁI doc (Trang 103 - 106)

5- Bố cục của luận văn:

3.3.7- Giải pháp cùng cố và phát triển quan hệ sản xuất:

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiêp. Khuyến khích củng cố và thành lập các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nông lâm sản của tỉnh nhƣ: Hiệp hội chè, Hiệp hội chăn nuôi... Có cơ chế để thu gom hàng xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ phát triển công nghịêp và dịch vụ ở nông thôn; chú trọng phát triển trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông trƣờng quốc doanh; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình vào các doanh nghiệp; khuyến khích hơn nữa đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp nông thôn.

Kinh tế nhà nƣớc trong các lĩnh vực dịch vụ dƣới các hình thức nhƣ: trạm giống, bảo vệ thực vật, công ty thuỷ lợi, công ty thƣơng mại, nông lâm trƣờng, chế biến nông lâm sản… có vai trò rất quan trọng. Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã cần đƣợc khuyến khích phát triển. Kinh tế tƣ nhân là lực lƣợng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trƣờng, cần có chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện liên kết “4 nhà”, khuyến khích tiêu

thụ sản phẩm thông qua hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nông sản hàng hóa, vì giá cả mà nông dân tiếp nhận cùng với lƣợng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm ăn của các doanh nghiệp [11].

Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong phát triển lực lƣợng sản xuất; cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản, nhất là ở vùng nông thôn; trong đó cần quan tâm đến phát triển công nghệ bảo quản chế biến nông sản… đầu tƣ công nghệ tiên tiến chế biến sản phẩm có chất lƣợng cao để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Củng cố và phát triển các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực cung ứng vật tƣ, cây con giống nông nghiệp và có trách nhiệm cùng ngƣời dân tiêu thụ sản phẩm... bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý Nhà nƣớc và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Tổ chức triển khai có kết quả Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khoá X) và Chƣơng trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của Đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; phấn đấu đến hết năm 2010 không còn thôn, bản trắng không có chi bộ. Cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải là ngƣời hàng hái đi đầu, gƣơng mẫu thực hiện, đƣa các chủ trƣơng chính sách của đảng và Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp vào cuộc sống.

Củng cố và nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của bộ máy quản lý nông nghiệp từ tỉnh đến cấp huyện, xã và các lĩnh vực khác ở nông thôn. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức xã. Cần xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, nhất là ở cơ sở, đặc biệt là hệ thống tổ chức quản lý giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, kiểm lâm,…theo Thông tƣ liên tịch số: 61 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ.

Tiếp tục nâng cao hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân, Liên minh các hợp tác xã tỉnh, huyện trong việc trực tiếp thực hiện các chƣơng trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hƣớng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở TỈNH YÊN BÁI doc (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)