2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DN vừa và nhỏ tại các ngân hàng TM trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 41)

Dựa trên số liệu thống kê về tình hình lãi lỗ của DN qua các năm cho thấy các DN Tiền Giang hoạt động kém hiệu quả hơn so với tình hình chung của khu vực ĐBSCL, số lượng các DN hoạt động có lãi của khu vực ĐBSCL luôn ổn định

ở tỷ trọng cao trên 91%; trong khi đó số lượng các DN Tiền Giang làm ăn có lãi giảm qua hàng năm và số lượng DN bị lỗ thì tăng lên hàng năm. Năm 2004 trên 90% DN làm ăn có lãi, trên 6% làm ăn bị lỗ nhưng đến cuối năm 2007 mặc dù số

lượng DN hoạt động có tăng lên nhưng số lượng các DN làm ăn có lãi chỉ có trên 79% tổng số DN và có đến 13% trên tổng số DN là bị lỗ. Nguyên nhân của tình trạng này: thứ nhất là do trong những năm gần đây với sự ra đời nhanh chóng của

các DN đã tạo nên mức độ cạnh tranh ngày một lớn làm cho các DN nhỏ, chậm

đổi mới hoạt động không hiệu quả; thứ hai là do môi trường hội nhập kinh tế

vùng, khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng đã tác động đến hoạt động kinh doanh của các DN; thứ ba là một số các DN có quy mô quá nhỏ mới thành lập thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả kinh doanh chưa có; thứ tư do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, dịch bệnh xảy ra trên lúa, gia súc, gia cầm,... đã tác động đến hoạt

động của một số DN ở địa phương; thứ năm là báo cáo của một số DN chưa chính xác, chưa phản ảnh đúng tình hình lãi, lỗ thực tế của DN.

Bảng 2.7 - Số DN sản xuất kinh doanh có lãi và lỗ qua các năm

Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ So với tổng số DN (%) Năm Số DN Tổng mức lãi (Triệu đồng) Lãi b/q 1 DN (Triệu đồng) Số DN Tổng mức lỗ (Triệu đồng) Lỗ b/q 1 DN (Triệu đồng) Số DN lãi Số DN lỗ 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 Đồng bằng sông Cửu long 2004 11.695 4.763.067 407 805 -698.489 -868 91.68 6.31 2005 12.994 5.089.626 392 963 -1.278.581 -1.328 91.13 6.75 2006 14.024 6.696.326 477 1.189 -1.087.466 -915 91.51 7.76 Tỉnh Tiền Giang 2004 1.359 363.488 267 96 -65.779 -685 90.96 6.43 2005 1.448 420.667 291 94 -71.000 -755 88.94 5.77 2006 1.540 632.274 411 182 -18.906 -104 88.86 10.50 2007 1.728 984.457 570 285 -65.509 -230 79,27 13,07

Ngun: Tng Cc Thng kê và Cc Thng kê Tin Giang

Tuy nhiên, xem xét về mức lãi và lỗ bình quân trên mỗi DN thì các DN Tiền Giang các năm qua luôn có mức lãi bình quân tăng trưởng hàng năm và giảm thấp dần mức lỗ bình quân hàng năm xuống rất thấp. Năm 2004 lãi bình quân 1 DN chỉ có 267 triệu đồng và lỗ bình quân là 685 triệu đồng nhưng đến năm 2007 mức lãi bình quân tăng lên 570 triệu đồng/DN và mức lỗ đã giảm xuống còn 230 triệu đồng/DN. Điều này chứng tỏ các DNV&N Tiền Giang đang dần thích nghi môi trường cạnh tranh, hạn chếđược mức lỗ và gia tăng khả năng lợi nhuận, tăng mức đóng góp vào NSNN địa phương.

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Hot động huy động vn ti các NHTM Tin Giang:

Cùng với sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của tỉnh trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu nhập, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; từ đó thu nhập tích lũy trong dân chúng ngày cũng tăng dần qua các năm. Song song đó, là việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường các biện pháp và công cụ huy

động vốn phong phú; các NHTM ở tỉnh Tiền Giang đã thu hút được đáng kể

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế đểđáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Bảng 2.8 – Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Đvt: triu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I- Vốn huy động tại chỗ: 2.978.270 3.712.101 5.135.701 T trng (%) 59 % 60 % 67 % II- Vốn điều hòa: 2.111.610 2.489.918 2.570.317 T trng (%) 41 % 40 % 33 % Tng cng 5.089.880 6.202.019 7.706.018 Ngun: NHNN tnh Tin Giang

Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 30%. Thời điểm 31/12/2005, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các NHTM ở Tiền Giang là 2.978.270 triệu đồng; đến 31/12/2006 đạt 3.712.101 triệu đồng, tăng 24,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 38,3% so với năm 2006, đạt 5.135.701 triệu đồng. Trong nguồn vốn huy động tại chỗ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, nguồn này luôn chiếm gần 80%, 20% còn lại là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của công ty, doanh nghiệp lớn của TW đóng trên địa bàn như Bưu điện, Điện lực, Xăng dầu, Bảo hiểm, Thương nghiệp tổng hợp,...còn lại các DNV&N cũng có số dư tại các NHTM nhưng số dư không lớn chỉ chiếm khoảng 50% trong tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT.

Bảng 2.9 - Thị phần vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh TG Đvt: Triu đồng Năm TCTD 2005 Thphn (%) 2006 Thphn (%) 2007 Thphn (%) - NHNo&PTNT tỉnh T.G 1.464.142 49,17 1.712.316 46,13 2.223.141 43,29 - NHĐT&PT tỉnh Tiền Giang 770.765 25,88 933.739 25,15 658.369 12,82 - NHCT tỉnh Tiền Giang 490.732 16,48 541.733 14,59 780.443 15,20 - NHCT Tây Tiền Giang 0 0 22.699 0,61 27.942 0,54 - NHPTN ĐBSCL Tiền Giang 154.404 5,18 206.244 5,56 473.312 9,22 - NHTMCP Phương Nam 80.334 2,69 196.750 5,30 267.286 5,20 - NHTMCP SG Thương tín 0 0 66.166 1,78 648.174 12,62 - NHCSXH Tiền Giang 17.893 0,60 21.396 0,58 15.682 0,31 - NHTMCP Sài Gòn 0 0 11.058 0,30 36.068 0,70 - PGD NHTMCP Ngoại thương 0 0 0 0 5.257 0,10 Tổng vốn huy động 2.978.270 100 3.712.101 100 5.135.701 100 Ngun: NHNN tnh Tin Giang.

Về thị phần nguồn vốn huy động, các NHTM nhà nước chiếm phần lớn thị

phần tại địa phương, trong đó thị phần lớn nhất thuộc về NHNo&PTNT (chiếm trên 40%) do nhờ vị thế hoạt động lâu dài và có mạng lưới các chi nhánh cấp 2, cấp 3 trải rộng khắp các thành thị, điểm dân cư trên địa bàn và gắn bó mật thiết với nông dân. Tuy nhiên, với sự năng động, nhạy bén của các NHTMCP, tuy mới

được khai trương hoạt động trong một vài năm gần đây nhưng cũng đã chia sẽ

bớt thị phần của từ các NHTM nhà nước. Mặc dù, số tuyệt đối huy động hàng năm đều tăng qua các năm, nhưng thị phần của các NHTM nhà nước cũng đã giảm dần qua các năm buộc phải chia sẽ bớt cho các NHTMCP. Ngân hàng No&PTNT tỉnh Tiền Giang với thị phần lớn nhất năm 2005 là 49%, năm 2006 giảm xuống còn 46% và năm 2007 là 43% hay như NHĐT&PT thị phần chiếm 25% trong các năm 2005, 2006 nhưng đến năm 2007 giảm chỉ còn 13%. Số các NHTMCP có thị phần lớn và ngày một tăng trên địa bàn phải kếđến là NHTMCP Phương Nam chiếm 5%, NHTMCP Sài Gòn thương tín chiếm thị phần 12% trong năm 2007, trong khi năm 2006 chỉ có 2% thị phần.

Điều này cho thấy sự mở rộng phạm vi hoạt động của các NHTMCP ở

Tiền Giang là có hiệu quả, đã chiếm được lòng tin của người dân và doanh nghiệp ở địa phương; tạo thêm tính phong phú, năng động cho thị trường tài chính tiền tệ ở địa phương; đồng thời cũng tạo nên áp lực cạnh tranh ngày một lớn cho các NHTM nói chung.

Xét về tính bền vững của nguồn vốn huy động tại chỗ, ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM thì nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao từ

78%-79% qua các năm (năm 2007 tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn là 4.025.173 triệu đồng - chiếm tỷ lệ 78%). Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động của các NHTM là khá ổn định.

Bảng 2.10 – Cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM

Đvt: Triu đồng So sánh (%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Tin gi ca các TCKT 610.292 798.533 1.038.477 131% 130% - Tiền gửi không kỳ hạn 605.503 794.208 1.032.514 131% 130% - Tiền gửi có kỳ hạn 4.789 4.325 5.963 90% 138% 2. Tin gi tiết kim 2.320.191 2.913.695 4.104.592 126% 141% - TGTK không kỳ hạn 69.606 72.842 77.987 105% 107% - TGTK có kỳ hạn 2.177.941 2.757.570 3.913.393 126% 142% 3. Các loi giy t có giá 120.431 83.156 105.817 69% 127% Cộng 2.987.270 3.712.101 5.135.701 124,2% 138,3% Ngun: NHNN tnh Tin Giang.

Đạt được tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn định qua các năm như

trên là do một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Mạng lưới các chi nhánh, PGD, điểm giao dịch của các NH không ngừng

được mở rộng và trải khắp các huyện lỵ, thị trấn, khu dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận giao dịch với ngân hàng.

- Công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi của các NHTM không ngừng

kênh truyền thông đại chúng đã làm cho hầu hết người dân hiểu biết nhiều hơn về

hệ thống ngân hàng, cũng cố niềm tin, tạo sự yên tâm của công chúng khi gửi tiền và giao dịch với ngân hàng.

- Với sự ra đời ngày càng nhiều các chi nhánh, PGD của các NHTMCP làm cho áp lực cạnh tranh ngày một cao. Điều đó, bắt buộc từng NH phải tự đổi mới mình bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng cường chăm sóc khách hàng; đa dạng, linh hoạt lãi suất huy động có tính cạnh tranh cao huớng đến việc mang lại cho khách hàng các tiện ích tốt nhất. Vì thế, nó đã tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của từng khách hàng; khuyến khích và tận dụng được tối

đa mọi hình thức nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

- Các sản phẩm dịch vụ NH ngày càng đa dạng, mang nhiều tiện ích hiện

đại và hấp dẫn cũng là nguyên nhân thu hút được nguồn vốn của dân cư và công

đồng doanh nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm có kỳ

hạn, không kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm bậc thang... các NHTM còn kèm theo các chương trình khuyến mãi dự thưởng có giá trị lên đến hàng tỷ đồng; hay hiện đại hơn là các dịch vụ đi kèm như SMS Banking (của VietinBank, BIDV, Sacombank,...) thông báo tức thời cho các khách hàng các thông tin về số dư, lịch sử giao dịch, mức lãi suất,...của tài khoản thanh toán và tài khoản ATM, dịch vụ internet banking (của VietinBank, ACB,...) khách hàng có thể giao dịch với NH mà không cần đến NH; dịch vụ gửi tiền tiết kiệm có kỳ

hạn tại ATM, gửi tiền tiết kiệm tặng kèm giá trị bảo hiểm của VietinBank, hay như với hệ thống ngân hàng lỗi (core banking) khách hàng gửi tiền một nơi có thể

nhận tiền ở nhiều nơi,...

- Một nguyên nhân khác cũng mang đến cho hệ thống các NHTM trong tỉnh nguồn vốn huy động đáng kể cần phải nói đến đó là hệ thống các máy ATM của các NHTM. Nắm bắt chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện chi lương cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN, các NHTM trong tỉnh cũng đã trang bị

khá nhiều các máy ATM (NHCT: 09 máy, NHĐT&PT: 8 máy; NHPTN ĐBSCL: 02 máy; NH Đông Á: 06 máy: NHNo&PTNT: 04 máy), với số lượng thẻ phát

hành đến cuối năm 2007 trên 20.000 thẻ. Theo NHNN tỉnh Tiền Giang, số dư

tiền gửi bình quân từ các tài khoản thẻ của các NHTM trong tỉnh năm 2007 lên

đến trên 50 tỷđồng.

Tuy nhiên, công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn gần đây cũng gặp không ít các khó khăn như:

- Sự biến động ngày càng tăng của giá vàng, giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón,... cùng với mức lạm phát ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân trong việc gửi tiền tiết kiệm.

- Địa phương với một bộ phận lớn là sản xuất nông nghiệp (cây lương thực, cây ăn trái) và nuôi trồng, chế biến thủy sản, lương thực nhưng các năm qua tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; thiên tai bảo lụt xảy ra liên tục nên

ảnh hưởng rất lớn nguồn thu nhập của dân cư, khả năng tích lũy của công chúng giảm đáng kể và làm ảnh hưởng đến khả năng huy động của các NHTM.

- Bên cạnh thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất động sản trong các năm qua cũng thu hút một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế địa phương.

- Đặc biệt là sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008; cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, quy

định trần lãi suất huy động của NHNN,...trong khi mức độ lạm phát tăng cao làm cho lãi suất tiền gửi của các NHTM là chưa thật sự dương nên cũng đã tác động rất lớn đến tình hình huy động vốn của các NHTM.

Những khó khăn, hạn chế nêu trên đã tác động đáng kểđến nguồn vốn huy

động tại chỗ của các NHTM; làm cho các NH không thể khai thác được triệt để

các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, làm cho tổng nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đểđáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của địa phương. Thật vậy, số liệu qua các năm cho thấy hấu hết các NHTM trên địa bàn để có đủ nguồn vốn đầu tư

cho tín dụng hàng năm đều đã sử dụng một tỷ lệ khá cao nguồn vốn đều hòa từ

hội sở chính của NH mình. Năm 2005, tỷ trọng sử dụng vốn điều hòa của tất cả

các NHTM Tiền Giang là 41%, năm 2006 là 40% và năm 2007 là 33%, tỷ trọng này đã giảm dần qua các năm. Qua đó cũng cho ta thấy, các NHTM Tiền Giang

67% 33% 59% 41% 60% 40% Vốn huy động tại chỗ Vốn điều hoà

cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗđể phục vụ đầu tư cho

địa phương, hạn chế sử dụng vốn điều hòa từ TW; do nguồn vốn điều hòa luôn có chi phí cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động tại chỗ.

Biu đồ 2 – T trng ngun vn huy động ca các NHTM TG qua các năm.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

2.2.2 Hot động tín dng tài tr DNV&N ti các NHTM Tin Giang: 2.2.2.1 Tình hình chung v hot động tín dng ti các NHTM Tin Giang: 2.2.2.1 Tình hình chung v hot động tín dng ti các NHTM Tin Giang:

Bảng 2.11 – Tình hình dư nợ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Đvt: Triu đồng

So sánh (%)

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06

1. Phân theo thành phn kinh tế 4.848.553 5.572.593 7.150.363 115% 128% a) Quốc doanh 227.682 76.441 75.000 34% 98%

- Tỷ trọng (%) 5% 1,4% 1% -3,6% -0,4%

b) Ngoài quốc doanh 4.620.871 5.496.152 7.075.363 119% 129%

- Tỷ trọng (%) 95% 98,6% 99% +3,6% +0,4%

2. Phân theo thi hn cho vay 4.848.553 5.572.593 7.144.236 115% 128% a) Ngắn hạn 2.922.418 3.511.800 4.674.619 120% 133%

- Tỷ trọng (%) 60% 63% 65% +3% +2%

b) Trung, dài hạn 1.926.135 2.060.793 2.469.617 107% 120%

- Tỷ trọng (%) 40% 37% 35% -3% -2%

Ngun: NHNN tnh Tin Giang.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác huy động vốn, trang bị chu đáo các sản phẩm

đầu vào; các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng đã chú trọng tăng cường cho công tác đầu ra, đó là việc đẩy mạnh cho vay các đối tượng khách hàng để

tạo nguồn thu cho NH, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tếđịa phương.

Dư n tín dng mà chủ yếu là từ hoạt động cho vay tăng truởng liên tục

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DN vừa và nhỏ tại các ngân hàng TM trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)