2 Các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DN vừa và nhỏ tại các ngân hàng TM trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 35)

Hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong các năm qua cũng không ngừng tăng trưởng cả về mạng lưới hoạt động cũng như tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động cơ bản, đặc biệt là trong năm 2007 và dự đoán sẽ tăng nhanh hơn nữa trong năm 2008. Tính đến thời điểm cuối năm 2007 có 45 chi

nhánh, PGD của các NHTM hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, cụ thể:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), có chi nhánh cấp 1 tại TP.Mỹ Tho và 23 chi nhánh huyện thị xã và khu vực;

+ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), có 02 chi nhánh cấp 1 tại TP. Mỹ Tho và Cai Lậy và 2 phòng giao dịch;

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), có hội sở chính tại TP.Mỹ Tho và 3 phòng giao dịch;

+ NHTMCP Ngoại thương (Vietcombank)- có 01 PGD tại Mỹ Tho;

+ Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), có 01 chi nhánh và 4 phòng giao dịch;

+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tiền Giang; + NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) có 01 chi nhánh;

+ NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có 01 chi nhánh cấp 1 và 03 PGD ở các huyện;

+ NHTM CP Sài Gòn và NHTM CP Đông Á mỗi NH có 01 phòng giao dịch;

Theo NHNN tỉnh Tiền Giang, trong quý 1/2008 sẽ có thêm 04 chi nhánh của các NHTMCP khai trương hoạt động là NHTMCP Nam Việt (NaviBank), NHTMCP An Bình, NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Sài Gòn Công thương (SàiGòn Bank) và đến cuối năm 2008 sẽ có thêm các chi nhánh NHTMCP như: NHTMCP Đông Á, NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP xuất nhập khẩu (EximBank),... khai trương hoạt động.

Như vậy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có mặt hầu hết các chi nhánh, PGD của các NHTM nhà nước và cổ phần lớn hoạt động. Trong đó, các NHTM nhà nước (Agribank, VietinBank, BIDV) là có lịch sử hoạt động lâu dài đời nhất tại địa phương nên các NH này có ưu thế rất lớn về qui mô, uy tín, tầm ảnh hưởng cũng như chiếm thị phần lớn ở Tiền Giang so với các NHTM CP do mới khai trương chi nhánh, PGD trong thời gian gần đây.

Với số lượng tương đối lớn các chi nhánh và PGD của các NHTM hoạt

động trên địa bàn phân bố rộng khắp các khu vực thành thị, khu vực đông dân cư

trong tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh trong các dịch vụ ngân hàng như tiết kiệm, thanh toán và đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ trở nên phong phú hơn.

Về hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:

Bảng 2.2- Lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM TG

Đvt: triu đồng So sánh (%) Năm TCTD 2005 2006 2007 06/05 07/06 - NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang 63.056 70.367 57.369 112 82 - NHĐT&PT tỉnh Tiền Giang 16.446 17.377 37.327 106 215 - NHCT tỉnh Tiền Giang 15.388 13.564 26.711 88 197 - NHCT Tây Tiền Giang 0 371 521 0 140 - NHTMCP Phương Nam TG -83 1.894 3.874 2.282 205 - NHTMCP SG thương tín TG 0 4.098 7.698 0 188 - NHCSXH Tiền Giang 295 4.741 7.575 1.607 160 - NHTMCP Sài Gòn CNTG 0 0 -394 0 0 - PGD NHTMCP Ngoại thương 0 0 0 0 0 Tổng cộng 99.592 120.870 151.003 121 124 Ngun: NHNN tnh Tin Giang

Hiệu quả hoạt động của các NHTM Tiền Giang luôn tăng trưởng cao qua các năm, năm 2006 tăng 21% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 24% so với năm 2007. Trong đó lợi nhuận cao nhất luôn tập trung ở các NHTM quốc doanh,

đặc biệt là NHNNo&PTNT luôn có thị phần cao nhất và lợi nhuận hàng năm cũng lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 37% (2007) tổng lợi nhuận của ngành ngân hàng địa phương.

2.1.3 Thc trng DNV&N trên địa bàn tnh Tin Giang: 2.1.3.1 S lượng, qui mô, cơ cu ngành ngh hot động:

a) V s lượng, quy mô các DNV&N Tin Giang:

DNV&N nói chung, DNV&N Tiền Giang nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Kể từ khi Luật doanh nghiệp (1999) được ban hành, số lượng các DNV&N tăng lên một cách nhanh chóng, góp phần giải phóng và phát triển sức

sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm giải quyết lao động cho nền kinh tế.

Bảng 2.3 - Số lượng các DN đăng ký kinh doanh qua các năm tại TG

Năm Loại hình DN 2005 2006 2007 Tổng từ 2000 - 2007 1. Công ty cổ phần - Số lượng DN đăng ký 8 12 28 81 - Số vốn đăng ký (tỷđồng) 106 135 1.938 2.600 - Số vốn đăng ký b/q 01 DN (triu đồng) 13.250 11.250 69.214 32.099 2. Cty TNHH - Số lượng DN đăng ký 74 90 147 528 - Số vốn đăng ký (tỷđồng) 315 326 503 3.960 - Số vốn đăng ký b/q 01 DN (triu đồng) 4.257 3.622 3.422 7.500 3. DNTN - Số lượng DN đăng ký 188 199 272 2.505 - Số vốn đăng ký (tỷđồng) 181 213 226 2.063 - Số vốn đăng ký b/q 01 DN (triu đồng) 963 1.070 831 824 4. Hộđăng ký kinh doanh cá thể

- Số lượng hộđăng ký 6.460 9.720 12.689 65.890 - Số vốn đăng ký (tỷđồng) 580 1.149 2.279 8.130 - Số vốn đăng ký b/q 01 hộ (triu đồng) 90 118 180 123

Ngun: S Kế hoch và Đầu tư Tin Giang

Qua số liệu về các DN đăng ký kinh doanh qua các năm, ta thấy số lượng các DN không ngừng tăng trưởng qua các năm. Trong đó, số lượng đông nhất là các hộ kinh doanh cá thể mỗi năm số lượng đăng ký tăng thêm lớn hơn năm trước gần 3.000 hộ; nâng tổng số hộ đăng ký kinh doanh lũy kế từ 2000- 2007 lên trên 65.000 hộ, với tổng số vốn đăng ký là 8.130 tỷ đồng. Kế đến là loại hình các DNTN mỗi năm bình quân trên 200 DN đăng ký mới, nâng tổng số DNTN đăng ký lũy kế từ 2000-2007 là 2.505 DN với số vốn đăng ký là 2.063 tỷ đồng; loại hình Cty TNHH có số lượng ít hơn, bình quân mỗi năm đăng ký thêm trên 100 Cty; loại hình Cty cổ phần có số lượng ít nhất, lũy kế từ 2000-2007 là 81 Cty nhưng với số vốn đăng ký rất lớn – 2.600 tỷđồng.

Tuy nhiên, xét về quy mô vốn đăng ký kinh doanh thì số vốn đăng ký kinh doanh bình quân của mỗi hộ đăng ký kinh doanh không lớn, năm 2005 bình quân chỉ có 90 triệu đồng/hộ, năm 2006 tăng lên 118 triệu đồng/hộ và năm 2007 là 180 triệu đồng/hộ; bình quân chung cả giai đoạn 2000-2007 chỉ có 123 triệu đồng/hộ. Tương tự các DNTN cũng có quy mô về vốn đăng ký kinh doanh cũng không cao, bình quân cả giai đoạn chỉ trên 800 triệu đồng/doanh nghiệp. Theo tìm hiểu và đúc kết từ công tác thực tiễn, sở dĩ quy mô đăng ký kinh doanh của các hộ

kinh doanh cá thể và DNTN thấp là do: i) có một số lượng rất lớn các hộ kinh doanh, DNTN ở các huyện, vùng nông thôn có quy mô thực tế rất thấp; ii) các DNTN, tiểu thương tại các chợ, khu thương mại rất e dè trong việc khai báo vốn khi đăng ký kinh doanh để né tránh thuế. Trong đó nguyên nhân thứ 2 là rất phổ

biến và chiếm phần lớn trong số các hộđăng ký kinh doanh, DNTN. Quy mô về

vốn lớn nhất thuộc về loại hình các công ty cổ phần, nguyên nhân loại hình này có quy mô vốn bình quân lớn là do đa số các công ty cổ phần của tỉnh là các DNNN trước đây thực hiện cổ phần hóa nên có số vốn lớn hơn rất nhiều và đa số

là thuộc các DN lớn vì vốn lớn hơn 10 tỷđồng.

Bảng 2.4 - Số lượng doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang phân theo quy mô lao động

Đvt: doanh nghip

Chia theo quy mô lao động (Người) Năm Tsổống DN < 5 5-9 10-49 199 50- 200-299 300-499 500-999 ≥1.000 Cộng DNV& N Tỷ lệ DNV& N 1=2+ ...+9 2 3 4 5 6 7 8 9 10= 2+...+6 11=10/1 2004 1.494 559 366 442 78 18 16 11 4 1.463 97,93% 2005 1.628 593 406 482 94 22 19 7 5 1.597 98,10% 2006 1.733 614 431 516 126 15 18 9 4 1.702 98,21% 2007 2.180 759 593 611 160 20 22 11 4 2.143 98,30%

Ngun: Cc Thng kê và S Kế hoch đầu tư tnh Tin Giang

Xét về quy mô theo số lượng lao động của DN, ta thấy hầu như các DN ở

Tiền Giang là các DNV&N, số lượng các DN có lao động dưới 300 người luôn chiếm tỷ trọng trên 98% số tổng số DN hoạt động trên địa bàn tỉnh và có xu huớng tăng dần. Điều đáng chú ý ở đây là số các DN có lao động dưới 5 người có

số lượng nhiều nhất, nó chứng tỏ rằng các DNV&N Tiền Giang có quy mô rất nhỏ, việc sử dụng lao động trong hộ gia đình là chủ yếu.

Bảng 2.5 - Số lượng DNV&N Tiền Giang phân theo quy mô vốn

Chia theo qui mô nguồn vốn

Dưới 0,5 tỷ Từ 0,5 - < 1 tỷ Từ 1 tỷ - < 5 tỷ Từ 5 tỷ - < 10 tỷ Năm Tổng số DNV &N Số DN trTọỷng (%) Số DN Tỷ trọng (%) Số DN trTọỷng (%) Số DN trTọỷng (%) 2004 1413 740 52,37 285 20,17 342 24,20 46 3,26 2005 1537 694 45,15 345 22,45 432 28,11 66 4,29 2006 1629 400 24,55 621 38,12 521 31,98 87 5,34 2007 2040 652 31,96 722 35,39 568 27,84 98 4,80

Ngun: Tng cc Thng kê và S Kế hoch đầu tư Tin Giang

Qua số liệu về quy mô vốn cho thấy các DN Tiền Giang cũng đa số là các DNV&N, chiếm tỷ trọng trên 93% trong tổng số DN trên địa bàn; trong đó số các DNV&N có vốn đăng ký dưới 0,5 tỷđồng lên chiếm tỷ trọng rất cao và xu hướng thì quy mô về vốn tăng dần qua các năm. Năm 2004, số DN có vốn dưới 0,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52%, đến năm 2007 giảm xuống còn 31,96%; số DN có vốn từ 0,5 tỷ đồng - dưới 1 tỷ đồng tỷ trọng tăng từ 20% năm 2004 lên 35% năm 2007.

b) V cơ cu ngành ngh:

Về cơ cấu ngành nghề, các DNV&N Tiền Giang hoạt động tập trung ở hai lĩnh vực công nghiệp chế biến và thương nghiệp; nông nghiệp, thủy sản tuy là thế

mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất ít, chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ sản xuất.

Trong công nghiệp chế biến tập trung số lượng rất nhiều doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực xay xát chế biến lương thực và tập trung chủ yếu ở các huyện phía Tây – Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành nơi có diện tích trồng lúa lớn và là nơi thu mua, trung chuyển lúa từ các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long; và một phần các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi.

Trong lĩnh vực thương nghiệp thì đa số là các DN hoạt động kinh doanh mua bán lương thực (lúa, gạo), mua bán các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp như vật tư nông nghiệp, xăng dầu, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi,...

Bảng 2.6 - Cơ cấu ngành nghề của các DNV&N trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số lượng DNV&N qua các năm Ngành nghề

2005 2006 2007

Tổng số 1.537 1.629 2.040

Tỷ trọng

- Nông nghiệp và lâm nghiệp 85 60 91 4%

- Thủy sản 62 59 86 4% - Công nghiệp chế biến 432 492 568 28% - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 62 65 69 4% - Xây dựng 180 187 242 12% - Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ,… 386 414 557 27% - Khách sạn, nhà hàng 46 52 60 3%

- Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 108 111 142 7%

- Ngành khác 177 189 225 11%

Ngun: S Kế hoch và Đầu tư Tin Giang.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến và thương nghiệp là lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; trong đó chủ yếu là vận tải hàng hóa để

tiêu thụ và phân phối sản phẩm.

2.1.3.2 Hiu qu sn xut kinh doanh:

Dựa trên số liệu thống kê về tình hình lãi lỗ của DN qua các năm cho thấy các DN Tiền Giang hoạt động kém hiệu quả hơn so với tình hình chung của khu vực ĐBSCL, số lượng các DN hoạt động có lãi của khu vực ĐBSCL luôn ổn định

ở tỷ trọng cao trên 91%; trong khi đó số lượng các DN Tiền Giang làm ăn có lãi giảm qua hàng năm và số lượng DN bị lỗ thì tăng lên hàng năm. Năm 2004 trên 90% DN làm ăn có lãi, trên 6% làm ăn bị lỗ nhưng đến cuối năm 2007 mặc dù số

lượng DN hoạt động có tăng lên nhưng số lượng các DN làm ăn có lãi chỉ có trên 79% tổng số DN và có đến 13% trên tổng số DN là bị lỗ. Nguyên nhân của tình trạng này: thứ nhất là do trong những năm gần đây với sự ra đời nhanh chóng của

các DN đã tạo nên mức độ cạnh tranh ngày một lớn làm cho các DN nhỏ, chậm

đổi mới hoạt động không hiệu quả; thứ hai là do môi trường hội nhập kinh tế

vùng, khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng đã tác động đến hoạt động kinh doanh của các DN; thứ ba là một số các DN có quy mô quá nhỏ mới thành lập thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả kinh doanh chưa có; thứ tư do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, dịch bệnh xảy ra trên lúa, gia súc, gia cầm,... đã tác động đến hoạt

động của một số DN ở địa phương; thứ năm là báo cáo của một số DN chưa chính xác, chưa phản ảnh đúng tình hình lãi, lỗ thực tế của DN.

Bảng 2.7 - Số DN sản xuất kinh doanh có lãi và lỗ qua các năm

Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ So với tổng số DN (%) Năm Số DN Tổng mức lãi (Triệu đồng) Lãi b/q 1 DN (Triệu đồng) Số DN Tổng mức lỗ (Triệu đồng) Lỗ b/q 1 DN (Triệu đồng) Số DN lãi Số DN lỗ 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 Đồng bằng sông Cửu long 2004 11.695 4.763.067 407 805 -698.489 -868 91.68 6.31 2005 12.994 5.089.626 392 963 -1.278.581 -1.328 91.13 6.75 2006 14.024 6.696.326 477 1.189 -1.087.466 -915 91.51 7.76 Tỉnh Tiền Giang 2004 1.359 363.488 267 96 -65.779 -685 90.96 6.43 2005 1.448 420.667 291 94 -71.000 -755 88.94 5.77 2006 1.540 632.274 411 182 -18.906 -104 88.86 10.50 2007 1.728 984.457 570 285 -65.509 -230 79,27 13,07

Ngun: Tng Cc Thng kê và Cc Thng kê Tin Giang

Tuy nhiên, xem xét về mức lãi và lỗ bình quân trên mỗi DN thì các DN Tiền Giang các năm qua luôn có mức lãi bình quân tăng trưởng hàng năm và giảm thấp dần mức lỗ bình quân hàng năm xuống rất thấp. Năm 2004 lãi bình quân 1 DN chỉ có 267 triệu đồng và lỗ bình quân là 685 triệu đồng nhưng đến năm 2007 mức lãi bình quân tăng lên 570 triệu đồng/DN và mức lỗ đã giảm xuống còn 230 triệu đồng/DN. Điều này chứng tỏ các DNV&N Tiền Giang đang dần thích nghi môi trường cạnh tranh, hạn chếđược mức lỗ và gia tăng khả năng lợi nhuận, tăng mức đóng góp vào NSNN địa phương.

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Hot động huy động vn ti các NHTM Tin Giang:

Cùng với sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của tỉnh trong các năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu nhập, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; từ đó thu nhập tích lũy trong dân chúng ngày cũng tăng dần qua các năm. Song song đó, là

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DN vừa và nhỏ tại các ngân hàng TM trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)