Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo , xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam (Trang 59)

2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư.

Do những hạn chế về thu hút vốn đầu tư vào các TCTCVM đã nêu ở chương trước chúng tôi đề xuất giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Nguồn vốn này có thể được đầu tư từ các tổ chức như: các hội và đoàn thể trong nước, các tổ chức lớn như Citi Bank, Unilever, Cocacola, các dự án mở rộng TCVM quốc tế,... Để thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn của các tổ chức này thì chính bản thân TCTCVM phải thường xuyên nâng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư này một cách có hiệu quả nhất. Thông qua đó, các TCTCVM phải chứng minh mô hình mình hoạt động thành công bền vững, duy trì được tính tự cung cao về hoạt động tài chính cũng như các mặt về hoạt động kể cả việc nhân rộng mô hình. TCTCVM tự cung cao về tài chính thông qua việc cung cấp vốn thành lập các chi nhánh, trợ cấp một phần chi phí hoạt động cho các chi nhánh trong các năm đầu cũng như việc cung cấp nguồn vốn cho vay.

Tính bền vững về mặt hoạt động của TCTCVM được thể hiện thông qua:tăng mức hoạt động - số lượng khách hàng và lượng tiền cho vay, sao cho không làm ảnh hưởng đến chất lượng và danh mục đầu tư; quản lý các chi phí giao dịch để không ảnh hưởng đến chất lượng chung của các dịch vụ và trách nhiệm của khách hàng; tăng phạm vi thu nhập từ các khoản vay bằng cách đảm bảo trả vốn đúng kỳ và tăng danh mục đầu tư vay.

Tính bền vững về mặt tài chính của TCTCVM được thể hiện qua: Xây dựng một kế hoạch thực tiễn để nâng cao hiệu quả, chú trọng vào lợi nhuận của các hoạt động TCVM; xây dựng một kế hoạch dài hạn nhằm giảm bớt tính phụ thuộc vào các nhà tài trợ; chuyển dịch dần sang việc lấy nguồn vốn từ các khoản vốn vay mềm và các khoản vay thương mại.

dựng một chế độ quản lý tốt - tuyển chọn những thành viên có năng lực và chuyên môn, có kinh nghiệm và cam kết với tổ chức; xây dựng một nhóm quản lý mạnh (không phải chỉ là 1 người) và đội ngũ cán bộ có năng lực; xây dựng các hệ thống thể chế mạnh; xây dựng cơ chế thẩm định cán bộ; đảm bảo kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các khoá định hướng lần đầu và cho đào tạo cán bộ định kỳ.

Việc thu hút nguồn vốn đầu tư tạo thuận lợi cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng của các TCTCVM, phát triển hệ thống thông tin quản lý và cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng, kế toán và kiểm toán nội bộ và phát triển năng lực của các nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó còn mở rộng chiều sâu hoạt động đến nhiều người lao động nghèo hơn, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho người nghèo có nhu cầu.

2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ.

Công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng gần đây và trong tương lai của lĩnh vực TCVM. Do đó rất cần những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công nghệ thông tin cho các TCTCVM.

- Giải pháp về công nghệ:

Từng bước áp dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng theo hướng thị trường. Để tồn tại và phát triển, các TCTCVM không có cách nào khác là phải cải tổ hơn, chuyên nghiệp hơn, có tính chiến lược và sáng tạo trong hoạt động. Tự động hóa quá trình TCVM, mà theo truyền thống vẫn làm bằng tay, có một tiềm năng rất lớn nhằm cải thiện tính hiệu quả và giảm sai sót, cũng như sự lừa đảo của các cán bộ tín dụng. Công nghệ còn có thể là công cụ giúp người nghèo tạo lập được những lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận hơn, một ví dụ rõ ràng là Grameenphone. Cuối cùng, chuẩn hóa quy trình truyền số liệu là để cho hệ thống trở nên minh bạch hơn, cả người nghèo và các tổ chức phục vụ họ đều có rủi ro tín dụng thấp. Đổi lại, thị trường vốn sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực TCVM trên cơ sở thương mại.

- Giải pháp về thông tin: như đã nêu ở chương trước, việc thiếu hoặc không hiểu biết rõ về TCVM của cả người dân lẫn các cấp chính quyền đã gây ra không ít khó khăn cho quá trình hoạt động của TCTCVM nói chung cũng như mô hình Grameen Bank nói riêng. Việc truyền đạt thông tin là một phần quan trọng giúp cho tổ chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình

hiểu biết đúng đắn hơn về TCVM như cung cấp cho chính quyền địa phương, các đoàn thể và người dân những thông tin cần thiết nhằm hiểu biết về TCVM thông qua những buổi tập huấn, hội thảo, hoặc qua những phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó việc cung cấp thông tin nên tập trung vào vùng sâu, vùng xa - những nơi có nhu cầu lớn về TCVM nhưng khó có khả năng tiếp cận nguồn thông tin này.

2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.

Hoạt động của mô hình Grameen Bank mang tính chất đặc thù là nhân viên tín dụng tới tận nơi để tiếp cận với khách hàng. Như vậy, cần phải có một đội ngũ lớn nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn. Đây là một vấn đề khá nan giải cho TCTCVM trong quá trình hoạt động. Vì thế các tổ chức này cần phải có những chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả như: tuyển nhân viên chính thức thường xuyên thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, phương tiện truyền thông… Đồng thời có những chính sách đãi ngộ (tiền lương, thưởng, phụ cấp,…) phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, cần có những chương trình đào tạo, tập huấn cho các nhân viên đặc biệt là các nhân viên mới để họ nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc.

2.4Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh.

Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường… Chính vì lý do đó cùng với việc cung ứng vốn cho người nghèo còn phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi cũng như hiệu quả trong kinh doanh để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Chúng ta sẽ kết hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại địa phương để tổ chức các buổi hội thảo về chuyển giao khoa học kỹ thuật, các buổi tập huấn những kiến thức nông nghiệp cũng như kinh doanh dịch vụ để người dân học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin với nhau. Đồng thời kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp cho người dân những kiến thức về thị trường, các thông tin kinh tế, xã hội để họ nâng cao hiểu biết của mình.

3.1Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM.

NHNN Việt Nam nên cho phép tất cả các TCTCVM hiện nay đang hoạt động tốt và có hiệu quả mặc dù không đạt mức vốn 5 tỷ, nhưng vẫn tiếp tục được phép huy động tiền tiết kiệm tự nguyện của các thành viên chính thức và không chính thức nhằm tăng thêm nguồn vốn quay vòng cho vay các thành viên và tạo điều kiện cho tổ chức phát triển bền vững về tài chính. Bên cạnh đó, nên cho phép họ triển khai lồng ghép các hoạt động khác như bảo hiểm vốn vay, quỹ tương trợ cho thành viên để thu hút thêm thành viên tham gia chương trình thông qua các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho người nghèo khi họ gặp rủi ro và đảm bảo sự bền vững về tài chính cho chính các TCTCVM. NHNN Việt Nam cũng nên nới lỏng tiêu chuẩn về cán bộ đối với các TCTCVM các cấp trong giai đoạn mới thành lập, cho phép cán bộ địa phương kiêm nhiệm các hoạt động tài chính. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính trong đào tạo nhân lực cho các TCTCVM.

Kiến nghị về lãi suất: thông thường, bất kỳ tổ chức tín dụng nào hoạt động cũng phải có lợi ích, ngay cả Ngân hàng Chính sách Xã hội dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng phải hoạt động bền vững. Và muốn bền vững thì họ phải có thu nhập để tái đầu tư. Vì vậy, Chính phủ phải tạo cho được một cơ chế rõ ràng để các định chế tài chính thấy được họ hoạt động kinh doanh trong các TCTCVM vốn dĩ có rất nhiều rủi ro, chi phí cao nhưng vẫn thu được lợi ích ở đó chứ không đơn thuần hoạt động vì mục tiêu xã hội.

Xác định mức lãi suất phù hợp: người nghèo - đối tượng phục vụ chính của các chương trình TCVM thường được cho là không đủ sức trả lãi theo mức lãi suất thị trường. Do vậy, lãi suất cho vay thường được trợ cấp rất nhiều (thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường), và thường được ấn định ở mức thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Do đó, nhu cầu tín dụng sẽ trở nên vô hạn, cung không thể đáp ứng cầu, nguồn vốn cung ứng sẽ bị hạn chế. Và sự chênh lệch giữa giá áp đặt giả tạo và giá thực tạo ra động lực tham nhũng của cơ chế xin cho. Do đó, tín dụng có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt, và những người này lại đem tín dụng giá rẻ cho vay lại với lãi suất cao hơn. Điều đó đã bóp méo ý nghĩa của các nguồn tín dụng giá rẻ. Mặt khác, người được vay vốn giá rẻ có xu hướng xem tín dụng là một hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh tâm lý chây ì, không có trách nhiệm đối với việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên xảy ra thì các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không được bơm

trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tài chính ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo, là dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn, và chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không phải tín dụng giá rẻ. Do vậy, để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài hạn, một chương trình tín dụng cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn.

Kiến nghị về môi trường đầu tư: Việt Nam có khung pháp lý khá tốt cho các Ngân hàng Thương mại, kể cả cho các Hợp tác xã, Quỹ tín dụng Trung Ương, Quỹ Tín dụng Nhân dân. Nhưng khung pháp lý vẫn chưa hoàn thiện cho các TCTCVM hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 2 Nghị định 28 và 165 nhưng còn khá sơ sài, chưa quy định rõ ràng những điều khoản về điều kiện và lợi ích cho nhà đầu tư vào lĩnh vực TCVM. Chính vì vậy, Chính phủ cần mở rộng hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Có như vậy các TCTCVM mới nâng cao được tiềm lực tài chính, trở thành một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các gói đấu thầu, tạo động lực cho các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng khác tham gia vào hoạt động TCVM. Và như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tư nhân trong nước sẽ không còn nghi ngờ khả năng can thiệp của Nhà nước trong các công ty TCVM và làm tăng tính minh bạch của thị trường TCVM, đẩy mạnh hoạt động TCVM phát triển. Tích cực huy động các nguồn lực tài chính bên ngoài trong lĩnh vực TCVM, có các chính sách hỗ trợ hợp lý, hấp dẫn các nhà đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhà nước có thể mở các trung tâm thu hút nguồn đầu tư từ các nhà tư thiện cho TCVM. Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều nhà từ thiện tài trợ cho người nghèo bằng nguồn vốn cho không. Mục đích của họ chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta sẽ thành lập một trung tâm thu hút nguồn tiền gửi dài hạn của những nhà tài trợ này sau đó sẽ cho các TCTCVM vay lại với mức lãi suất ưu đãi. Như vậy vừa giúp các TCTCVM mở rộng nguồn vốn, vừ giúp họ đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người nghèo.

3.2Kiến nghị về môi trường kinh tế vĩ mô.

Hệ thống TCVM chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tích tiết kiệm và đầu tư. Bên cạnh đó, cần tạo sự ổn định về mặt chính trị vì đây là

điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng vi mô bền vững. Nhà nước cần có chính sách và giao cho bộ nông nghiệp và nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành có liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và bảo hộ xuất khẩu. Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho người dân nghèo cải thiện cuộc sống tốt hơn. Nhà nước cũng cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.

3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn.

- Đối với chính quyền địa phương.

Các cấp chính quyền địa phương phối hợp cùng với nhà nước tạo điều kiện cho các TCTCVM hoạt động như hỗ trợ về cơ sở vật chất, mặt bằng văn phòng,… cho TCVM để xây dựng một môi trường hoạt động tốt hơn. Bởi hiện nay các tổ chức hoạt động hầu như phải đi thuê mặt bằng văn phòng với chi phí cao, thiếu cơ sở vật chất, điều này làm hạn chế và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay của tổ chức, cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ TCVM gần như chưa có. Và do vậy, nếu một nhà đầu tư tư nhân nào đó muốn đầu tư vào TCVM, sẽ mất một khoản kinh phí lớn để khảo sát, điều tra thị trường, xây dựng mạng lưới. “Điều này làm nản lòng nhà đầu tư tư nhân”.

Từ các đề án, các mục tiêu đã đặt ra như: mục tiêu phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa; các mục tiêu về kinh tế; y tế, nhà ở, nước sinh hoạt;… địa phương cần tiến hành nhanh chóng và nghiêm túc thực hiện khi đã có quyết định của cấp trên phê duyệt. Đồng thời cần phải có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu đó, căn cứ vào kết quả đạt được qua các thời kỳ nhất định: tháng, quý, năm, và cả hoàn cảnh khách quan để chính quyền địa phương linh hoạt, kịp thời có phương án điều chỉnh trong quá trình thực hiện để hoàn thành đúng mục tiêu. Khi cấp trên đã phê duyệt, cần thiết thông báo cho người dân biết rõ ràng cụ thể về những phương hướng đã đề ra, phối hợp cùng với các hộ gia đình hoàn thành tốt mục tiêu thông qua các buổi họp dân.

Mở rộng thêm các chính sách tín dụng giúp cho các hộ nghèo có thêm cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn.

Thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về các nội dung công việc mà tổ tiết kiệm và

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo , xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)