Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Rủi ro tín dụng nói theo cách thông thƣờng là những rủi ro phát sinh giữa bên chủ nợ và một bên con nợ một khi con nợ hoặc chậm trả nợ hoặc là không có khả năng trả nợ cho chủ nợ. Đối với ngân hàng thì Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Đối với thị trƣờng chứng khoán thì rủi ro tín dụng phát sinh trong phá trình tài trợ của doanh nghiệp, biểu hiện qua việc các doanh nghiệp vay bằng hình thức trái phiếu không trả đƣợc nợ hoặc trả không đúng hạn cho các trái chủ. Nhƣ vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngƣời cho vay là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong các hình thức cấp tín dụng của các chủ nợ. Đây còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lƣợng tín nhiệm của khách hàng nói chung.

Đối với hoạt động của các ngân hàng thì trong số các rủi ro ngân hàng đối mặt thì rủi ro tín dụng là rủi ro có tầm ảnh hƣởng rất quan trọng. Rủi ro tín dụng liên

quan đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng hay nói đúng hơn là rủi ro tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng bởi vì hoạt động chính của ngân hàng chính là hoạt động cấp tín dụng. Chính vì thế mà ngân hàng cân nhắc rất kỹ trƣớc khi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro cho chính mình. Hiện nay, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất của các ngân hàng thì bên cạnh việc thực hiện các chính sách quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đi sâu vào thẩm định chi tiết khách hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng và các cách thức khác mà ngân hàng vẫn hay sử dụng thì hiện nay một phƣơng pháp phổ biến mà hầu hết các ngân hàng đang áp dụng đó là việc các ngân hàng đi vào xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp căn cứ trên việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.

Đối với các hoạt động tín dụng trên thị trƣờng chứng khoán thì nhằm giảm rủi ro tín dụng, các nhà đầu tƣ thƣờng sử dụng công cụ phân tích cơ bản đối với từng ngành, từng công ty cụ thể để biết đƣợc vị trí của ngành của công ty trên thị trƣờng, khả năng hoạt động kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh tranh để từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá hoạt động của công ty trƣớc khi ra quyết định mua bán các công cụ nợ trên thị trƣờng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)