Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Ký hiệu

xếp loại

Nội dung

AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp

A Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro thấp

BB Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chết nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp

B Doanh nghiệp hạng này hoạt động chƣa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình CC Doanh nghiệp hạng này có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính

yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao.

C Doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

(Nguồn: quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam)

Kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm chủ yếu đƣợc dùng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở phục vụ việc cấp vốn của các tổ chức. CIC sẽ làm nhiệm vụ thống kê mức độ tín nhiệm của các cá nhân tổ chức có nhu cầu vay đối với việc thực hiện các nghĩa vụ nợ quá khứ và hiện tại về việc chi trả gốc và lãi của các tổ chức và cá nhân vay vốn từ đó các ngân hàng và tổ chức tín dụng làm cơ sở cho vay.

Tuy nhiên, những chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng của CIC còn khá sơ sài, hầu nhƣ chỉ dựa vào chỉ tiêu tài chính. Mặc dù quy mô doanh nghiệp đƣợc phân loại rất cụ thể nhƣng vẫn chƣa đủ để đánh giá hợp lý đƣợc mức độ tín nhiệm của doanh

nghiệp. Hệ thống xếp hạng của và ngân hàng CIC không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính nhƣ kinh nghiệm quản lý của ngƣời đứng đầu, môi trƣờng kiểm soát nội bộ, tình hình giao dịch với các tổ chức tín dụng thời gian qua (xem thêm ở phụ lục III).

2.3 Xếp hạng tín nhiệm tại các ngân hàng thƣơng mại: 2.3.1 Tại ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín 2.3.1 Tại ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín

Nhằm phục vụ cho việc hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín sau đây gọi tắt là Vietbank cũng xây dựng mô hình chấm điểm tín nhiệm bao gồm xếp hạng tín nhiệm cá nhân và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chính thức từ ngày 08/02/2010. Hệ thống xếp hạng này vừa dựa trên những chỉ tiêu tài chính đƣợc thống kê từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm gần nhất để tính toán lên những chỉ tiêu nhƣ chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản), chỉ tiêu nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dƣ nợ của ngân hàng)và chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận sau thuế/doanh thu, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản). Ngoài những chỉ tiêu tài chính mô hình còn đề cao những chỉ tiêu phi tài chính nhƣ số lƣợng lao động, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh của khách hàng (đƣợc thống kê trong 12 tháng).

Theo tìm hiểu thực tế tại phòng giao dịch Cộng Hòa thuộc hệ thống phòng giao dịch của Vietbank tại thành phố Hồ Chí Minh thì hệ thống xếp hạng tín nhiệm không đƣợc áp dụng thƣờng xuyên trong quá trình thẩm định khách hàng và ra quyết định vay. Cụ thể là công việc phân loại và đánh giá mức độ tín nhiệm doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo từng quý vào thời điểm cuối mỗi quý. Đối với mỗi khách hàng vay dù là cá nhân hay doanh nghiệp thì tiêu chí quan trọng nhất làm căn cứ cho vay là thu nhập hàng tháng của khách hàng xem có đủ nguồn trả nợ ở hiện tại và sau khi vay vốn tại Vietbank hay không, do vậy mà các nguồn thu nhập đƣợc

phân tích khá chi tiết bởi các nhân viên tín dụng, ngoài thu nhập ra thì Vietbank còn dựa vào những thông tin tín dụng của khách hàng lấy từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về tính hình diễn biến dƣ nợ, lịch sử thanh toán các nghĩa vụ nợ của khách hàng tại Vietbank và tại các ngân hàng khác nếu có tính tại thời điểm đƣợc thống kê. Chính vì vậy, tôi có thể nói rằng ở Vietbank chƣa thực sự đi sâu vào ứng dụng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để làm căn cứ cho vay. Điều này có thể dẫn đến rủi ro rất cao cho Vietbank. Với mỗi ngân hàng khác nhau thì sẽ đƣa ra một hệ thống xếp hạng tín nhiệm khác nhau tùy theo vào mục đích, cơ cầu tổ chức và quản lý đồng thời mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng sẽ đƣa ra hệ thống xếp hạng tín nhiệm phù hợp nhất. (Nguồn theo công văn gửi sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch của Vietbank số 05/NVCV-QLTD.10 ngày 10/02/2010).

2.3.2 Hệ thông xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank

Ngân hàng công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo nguyên tắc kết hợp song song hai chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm hạn chế sự chủ quan trong việc đánh giá đồng thời đƣa ra kết quả chính xác hơn trong quá trình đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng này đƣợc xây dựng dựa trên 11 chỉ tiêu tài chính do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ban hành trong quyết định 57/2001/QĐ-NHNN về đánh giá xếp hạng tín nhiệm, trong đó Vietinbank đã điều chỉnh một số khoản mục cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Vietinbank.

Mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính đánh giá theo 3 quy mô (quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ). Việc phân chia quy mô theo từng doanh nghiệp đƣợc căn cứ trên một bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp đƣợc ngân hàng đƣa ra bao gồm các tiêu chí đƣợc đánh giá nhƣ: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)