5. Bố cục của luận văn
2.2.2.7. Ảnh hưởng đến môi trường
Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá sự thay đổi về môi trường (tự nhiên) dựa trên nhận định chủ quan của những người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Dưới đây là ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về sự thay đổi của môi trường do tác động của các KCN.
Bảng 2.15. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trƣờng
Chỉ tiêu Ý kiến của các hộ điều tra
(%)
1. Môi trường tốt hơn 0
2. Môi trường không đổi 13
3. Môi trường xấu hơn 87
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008)
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, tuy nhiên nó cũng có không ít các mặt trái. Ô nhiễm môi trường sống chính là một trong những mặt trái đó, những tiếng ồn, những chất độc hại thải ra môi trường … làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của dân cư. Sau khi điều tra sự đánh giá của người dân tại các khu vực gần khu công nghiệp thì có tới 87% người dân cho rằng hiện trạng môi trường gần các khu công nghiệp là xấu đi và
đang chịu ảnh hưởng của bụi và khí thải là rất lớn, 13% số hộ cho rằng môi trường là không đổi. Vì vậy việc tác động xấu của sản xuất công nghiệp đến sức khoẻ và đời sống của người dân là điều không tránh khỏi. Ngoài ra những tác động xấu của môi trường còn làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, những chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường chưa qua xử lí đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây ra một số dịch bệnh… và dẫn đến năng suất thấp. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%/năm, hoạt động sản xuất công nghiệp được coi là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Phổ Yên, các cơ sở có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm không khí, trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp cũ với công nghệ lạc hậu và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Những cơ sở mới được xây dựng tập trung ở các khu công nghiệp, nhưng chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh như khí bụi khói, khí SO2, khí CO, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí một số khu vực của huyện. Trong đó, các cơ sở sản xuất thuộc ngành hoá chất, gạch và chế biến thực phẩm gây ô nhiễm lớn nhất. Bên cạnh đó số lượng các phương tiện tham gia giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí, trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông ở Phổ Yên tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do phát triển kinh tế và mở rộng quy mô dân số, làm tăng nhu cầu đi lại. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Lưu lượng xe lớn và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa tốt (hàm lượng benzen khoảng 5% so với 1% ở các nước trong khu vực; hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực) là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Kết quả quan trắc môi
trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5 - 4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Thị trấn Ba hàng, xã Trung Thành, xã Đắc Sơn….Bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước cũng đang làm cho người dân nơi đây phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở các KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các cở sở sản xuất công nghiệp ở Phổ Yên đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải do vậy mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ là rất nặng.
Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề chung của tất cả các quốc gia chứ không phải vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương nào, vì nó là một nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Có thể nói sự đánh giá của những người dân nơi đây đã phần nào cho chúng ta thấy được mặt trái của việc xây dựng các nhà máy, các KCN đến đời sống người dân vùng ảnh hưởng. Vì vậy các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ và hành động như thế nào để khi phát triển các KCN thì trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.