Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên

Năm 2008, phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển để duy trì nhịp độ tăng trưởng và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác nông nghiệp; quan tâm phát triển văn hoá, y tế, giáo dục đi liền với ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính thu hút đầu tư.

Huyện Phổ Yên coi công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch sinh thái là khâu đột phá trong quá trình đưa địa phương sớm trở thành huyện công nghiệp, góp phần xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Huyện đã thực hiện giải phóng mặt bằng, công khai phương án đền bù đến toàn thể nhân dân, chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức để giao nhiệm vụ, lấy chi bộ và đảng viên là hạt nhân đi đầu; lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực để đảm bảo đầu tư hiệu quả; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân gương mẫu trong công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó huyện Phổ Yên đã thực hiện cải cách từ việc rà soát văn bản, rà soát thủ tục hành chính để sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các thủ tục không còn phù hợp gây phiền hà, cản trở công việc của nhân dân và các doanh nghiệp. Ngoài ra huyện còn làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân để chấn chỉnh kỉ luật, kỉ cương hành chính; công khai hoá qui trình giải quyết thủ tục hành chính; kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy; thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông…

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Thái Nguyên với quyết tâm chính trị cao của tập thể lãnh đạo và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện, với cách làm bài bản, nhanh chóng, năm 2008 huyện đã đạt được kết quả thu hút đầu tư đáng khích lệ, dẫn đầu tỉnh Thái Nguyên với 15 dự án với qui mô hàng nghìn ha đầu tư phát triển công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên với tổng số vốn đầu tư khoảng 10.835,5 tỷ đồng. Một số dự án trọng điểm như Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô Vinaxuki Xuân Kiên có tổng vốn đầu tư là 1.600 tỉ đồng, khu cụm cảng Đa Phúc 9,5ha, khu công nghệ cao và sinh thái Tây Phổ Yên 300ha, khu công nghiệp Yên Bình 2000 ha, quy mô vốn đầu tư 3000 tỷ đồng...

Với những kết quả đạt được trong những năm qua đã đưa Phổ Yên trở thành điểm sáng của Tỉnh về thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 17,5% năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 - 15 triệu đồng/năm. Tính đến năm 2008 giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp tạo ra là 538,7 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng cho phát triển các KCN hơn 2.000 ha, giải quyết việc làm cho 1.555 lao động. Tạo ra động lực mới cho nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được củng cố, hệ thống Nhà nước pháp quyền hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)