Thúc đẩy thương mại nội khố

Một phần của tài liệu 400 Lộ trình và giải pháp cho ACU – đồng tiền chung Châu Á (Trang 47 - 54)

Chương II I: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO ACU – ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á

3.4.3. Thúc đẩy thương mại nội khố

Bình thường thì các giao dịch trong khu vực sẽ chủ yếu là bằng đồng USD, nhưng việc sử dụng đồng tiền này sẽ khiến cho các nước phải tốn một khỏan chi phí cho việc chuyển đổi giữđồng nội tệ của mình ra USD. Đồng thời rủi ro về tỷ giá USD cũng rất tiềm ẩn và điều này khiến cho các nhà kinh doanh phải dè chừng trong các giao dịch.

Việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tiết kiệm chi phí và thiết lập được tính an toàn trong quan hệ nội khối.

Việc sử dụng đồng tiền chung, mặt khác, còn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các thành viên trong khối. Các rào cản thương mại sẽ bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho mua bán hàng hóa dễ dàng hơn, chi phí giao dịch rẻ hơn… và điều này khuyến khích các công ty sản xuất hàng hóa có chất lượng cao hơn.

Một đồng tiền chung cũng giúp góp phần nâng cao vị thế thương mại toàn cầu của Châu Á.

KT LUN

Thiết lập được một đồng tiền chung, đó là kết quả của quá trình hợp tác truyền thống, lâu dài, tuần tự từ thấp đến cao. Các bước đi của nó đều phải rất thận trọng, dựa trên những cơ sở thực tiễn để không gây ra những rủi ro, bất ổn trên một thị trường như Châu Á.

Sự cố gắng giữa các nước thành viên trong ổn định tỷ giá hối đoái, thắt chặt tiền tệ, tăng cường kỷ luật tài chính, ngân sách… sẽ tạo nên sự đồng đều nhau hơn về mặt kinh tế, làm cho các nước thành viên xích lại gần nhau hơn, đồng nhất hơn, tạo nên cơ sở bền vững cho ACU.

Được lợi từ việc tham khảo kinh nghiệm trong quá trình hình thành đồng tiền chung Châu Âu mà đã kéo dài trong 30 năm, thì khả năng cho việc ra đời đồng tiền chung Châu Á sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, quá trình hình thành và đưa vào sử dụng đồng ACU cũng sẽ gặp khó khăn. So với Châu Âu trình độ phát triển của Châu Á chênh lệch sâu hơn, xem xét trên các khía cạnh về GDP, GDP tính theo đầu người, kim ngạch thương mại, khả năng chuyển đổi của đồng tiền từng quốc gia, dòng chảy của tư bản…

Trong khi Châu Á có những nền kinh tế khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc … thì lại có những nước có nền kinh tế quá nhỏ, lạc hậu như Lào, Campuchia.

Nhìn nhn nhng li ích nếu có ACU.

-Thuận lợi trong việc xác định nguyên nhân gây ra các đợt biết động trên thị trường tiền tệ Châu Á và định giá chính xác mức độ biến động của các đồng tiền này so với USD và euro.

Châu Á, nơi đang có nền kinh tế mạnh và phát triển nhanh nhất thế giới, có nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn nhưng sự tồn tại của vài chục đồng nội tệ đã làm tăng nguy cơ rủi ro từ tỷ giá hối đoái và phương hại các thị trường vốn. Châu Á hiện cũng phụ thuộc quá lớn và các nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển. Sự phụ thuộc đó tiềm ẩn nguy cơ để lại hậu quả như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998.

Trong khung cảnh trên, đồng tiền chung châu Á ra đời có thể giúp củng cố sức mạnh của các nước trong khu vực để đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường tài chính. Đồng tiền này cũng có thể tham gia hệ thống tài chính thế giới để cùng với đồng USD và euro ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu.

Các công ty Mỹ đang hoạt động ở Đông Nam Á tỏ ra lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế-thương mại của khu vực này. Đây là động lực thúc đẩy họ lên kế hoạch mở rộng sản xuất, tuyển thêm nhân công và tăng vốn đầu tư.

Theo kết quả điều tra của các phòng thương mại Mỹ ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin và Việt Nam, hơn 80% số công ty được hỏi khẳng định họ sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở châu Á trong 2 năm tới.

-Ngoài ra, ACU góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường trái phiếu châu Á và tăng cường các thị trường vốn nhằm giảm bớt tác động trước những biến động từ bên ngoài. Do các nhà đầu tư chứng khoán thường tính một khoản “tiền bù lạm phát” vào tỷ suất lợi nhuận của các chứng khóan phát hành từ những nước có thành tích chống lạm phát thấp kém. Việc này lại có xu hướng lại đẩy lãi suất tăng lên. Lãi suất sẽ tiếp tục bịđẩy lên khi còn tồn tại các khỏan tiền “bù rủi ro tỷ giá” mà những nhà đầu tư dự tính trước những biến động tỷ giá. Lãi suất cao đồng nghĩa vói một nền kinh tế trì trệ. Đồng tiền

chung sẽ loại bỏ những khỏan tiền “bù rủi ro tỷ giá” này, tiền bù lạm phát và làm giảm lãi suất.

-Sẽ là một công cụ thực sự hữu ích cho việc hoạch định chính sách hối đoái: ACU sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực giám sát hoạt động chung của các đồng tiền châu Á trước những đồng tiền mạnh ở bên ngoài như đồng USD và đồng EURO, cũng như hoạt động của mỗi đồng tiền châu Á trước đồng ACU.

-Một đồng tiền chung sẽ khuyến khích các nước cải tổ lại cơ cấu. Vì những nước muốn tham gia vào rổ phải tiến hành các chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế triệt để nhằm đáp ứng các tiêu chí hội tụ do những hiệp ước chung của khối đưa ra. Sau đó, họ còn phải tuân thủ các hiệp ước về tăng trưởng và ổn định – là một hiệp ước giới hạn việc chi tiêu, vay mượn của chính phủ và quy định phạt những nước vượt qua giới hạn này.

Tất cả những nước tham gia đồng ACU sẽ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách, cải tổ các chính sách phúc lợi xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế. Chính phủ các nước còn phải nhận thức lại tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế bền vững. Các chương trình cải tổ này nhất định sẽ nhận được sự phản ứng tích cực từ phía các thị trường tài chính, một điều rất có lợi với tăng trưởng kinh tế.

Hẳn nhiên, những chương trình cải tổ cơ cấu hà khắc sẽ đẩy rất nhiều người vào đội ngũ thất nghiệp. Mặc dù vấn đề này chỉ mang tính ngắn hạn nhưng nó có thể tạo nên tính bất ổn về chính trị và xã hội.

-Không còn được chủ quyền trong hoạch định và thực thi chính sách :Với một đồng tiền chung ra đời sẽ gắn liền với một cơ chế giám sát thâm hụt ngân sách và quy phạt những nước nào có mức thâm hụt vượt qua quy định. Điều này cũng sẽ hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tài khóa của các nước.

Khi tăng trưởng kinh tế giảm sút, một nước trong khu vực sẽ khó có thể tăng chi tiêu ngân sách để kích thích tăng trưởng trở lại.

Mt s quan đim khác ca các chuyên gia v ACU

Theo các chuyên gia Tài chính của khu vực Châu Á thì một đồng tiền chung cho khu vực Châu Á có lẽ là chưa thể trong giai đoạn hiện nay, dù tương tác thương mại giữa các thành viên đang ngày một tăng lên

Ban đầu, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã lên kế hoạch phát hành đơn vị tiền tệ châu Á (ACU) vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2006, và dễ có hiểu nhầm về sự ra đời của một đồng tiền chung (dưới hình thức tiền giấy hoặc tiền xu) được lưu hành ở các nước trong khu vực. Cách hiểu trên thường đánh đồng ACU với đồng EURO đang được lưu hành trên thế giới.

Nhưng cho đến nay thì vấn đề này vẫn đang còn trên bản thảo, do nhiều vấn đề phát sinh buộc tất cả các nước trong khối phải cùng nhau thảo luận và nghiên cứu.

- Xu hướng của các đồng tiền châu Á riêng lẻ giữa các đồng đôla Mỹ, Euro, hay Yên Nhật hiện nay là rất rõ rệt. Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ tương tác về kinh tế ở châu Á đang tăng lên, vẫn còn rất khó để có thể nhận định xem các đồng tiền châu Á đang tác động qua lại lẫn nhau như thế nào cũng như các đồng tiền này trong một tổng thể đang tương tác như thế nào với các đồng tiền của các quốc gia khác như đồng đôla Mỹ, đồng Euro, hay đồng bảng Anh.

Dự tính thiết lập một đơn vị tiền tệ châu Á, như một chỉ số của các đồng tiền của khu vực Đông Á, tạo ra một mức chuẩn khu vực nhằm theo dõi những xu hướng tác động như trên.

ADB hiện đang xem xét các lựa chọn khác về các khía cạnh kỹ thuật có liên quan đến việc tính toán ACU, bao bồm bản chất của rổ tiền tệ, việc lựa chọn các đồng tiền để đưa vào rổ tiền tệ, các tiêu chí để đánh giá lại theo từng thời kỳ cũng như nhiều yếu tố khác…

-ACU được coi là công cụ để giám sát những biến động về giá trị của các đồng tiền trong khu vực. Như vậy có thể hiểu rằng ACU sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia thành viên.ACU sẽ tạo ra một chuẩn khu vực để giám sát sự chuyển động của các đồng tiền châu Á. Mỗi quốc gia sẽ tự do tận dụng chỉ số thống kê này theo cách riêng của mình.

-ACU có phải là tiền đề cho một đồng tiền chung châu Á trong tương lai không ? ACU không phải là một đồng tiền châu Á. Trước mắt thì nó chỉ nên là một chỉ số thống kê và hoàn toàn không có chức năng như một đồng tiền.

Các nước châu Á có thể có nhiều bài học từ việc thành lập đơn vị tiền tệ châu Âu (ECU), đặc biệt trong mối quan hệ với các khía cạnh kỹ thuật có tính quyết định đối với việc thành lập rổ tiền tệ ACU.

Một khi châu Âu thiết lập đồng Euro với tư cách là đồng tiền chung châu Âu sau khi ECU ra đời 20 năm, thì rõ ràng là còn quá sớm để nói đến việc thành lập của một đồng tiền chung châu Á trong tương lai gần

Như vậy, việc ADB công bố ACU là động thái đầu tiên nhằm tiến tới việc ban hành một đồng tiền chung cho châu Á. Trước đây, châu Âu đã công bố một đơn vị trao đổi tiền tệ tương đương ECU vào năm 1979 trong giai đoạn khởi đầu cho việc thiết lập một hệ thống tiền tệ chung ở châu Âu. Và đến tháng 1/1999, đơn vị tiền tệ này đã được thay thế bằng đồng euro

chung dành cho các quốc gia Châu Á có thể ra đời trong tương lai. Tuy nhiên, Chính phủ các nước cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về những ưu nhược điểm của đồng tiền chung này.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia Đông Nam Á đã quan tâm nhiều hơn đến hỗ trợ, hợp tác tài chính và tiền tệ trong khu vực. Gần đây nhiều quốc gia đã chú ý tới sự thay đổi bất thường của đồng USD để đánh giá hoạt động của đồng Yên Nhật Bản và EUR. Theo ông Srinivasa Madhur nhận xét thì “Cần phải có sự ổn định tiền tệ trong khu vực".

Bước hai là thiết lập hệ thống chuyển tiền SWAP trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Giờđây, nhiều Chính phủ trong khu vực đã chấp nhận trao đổi song phương những lượng tiền giá trị hơn 20 tỷ USD khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ và còn nhiều thỏa thuận đang được đàm phán.

Dự án này không thể thành công nếu ADB đặt kế hoạch trong 5 năm tới. Tuy nhiên, các quốc gia Châu Á có nhiều thuận lợi vì EU đã đi tiên phong trong lĩnh vực này. Vì người đi sau sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Hãy nhìn những gì xảy ra trong lĩnh vực công nghệ và đừng quên là khả năng rút ngắn thời gian của Châu Á là rất tốt. Bên cạnh đó việc thừa nhận những khó khăn có thể xảy ra trong việc thiết lập một cơ quan siêu quốc gia, giống như Viện Tài chính châu Âu (tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu) sẽ mất cả thập kỷ.

Theo ông Madhur "Trước đây người ta tin rằng bạn phải hội nhập thương mại trước khi sử dụng đồng tiền chung. Nhưng thực tế các cuộc nghiên cứu gần đây lại cho thấy các quốc gia áp dụng hệ thống đồng tiền chung lại giao dịch với nhau nhiều hơn là các quốc gia khác".

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa đưa ra một nghiên cứu độc lập theo dự án Kobe, trong đó bao gồm vài kiến nghị của ADB. Các vấn đề chính là lập

ra một đơn vị quản lý và giám sát kinh tế khu vực mới, nhu cầu củng cố chương trình Chiang Mai để phát triển một qũy dự trữ ngoại hối lớn mạnh hơn và có sự hợp tác trong khu vực chặt chẽ hơn về cải tổ khu vực tài chính. Ông Madhur cho rằng có một số trở ngại để tiến tới một đồng tiền chung, đặc biệt do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia, như thu nhập hàng năm của Singapore cao gấp 40 lần so với Indonesia, và rất nhiều quốc gia có khu vực tài chính yếu kém.

Việc hoạch định một lộ trình cho ACU là điều nghiêm túc mà các chuyên viên Tài chính trong khu vực Châu Á phải tiến hành. Tuy những bài học từ đồng EURO sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tránh những thử nghiệm không cần thiết thì việc áp dụng những bài học này cũng cần có nhiều cải biến cho phù hợp với tình hình hiện nay. Một Châu Á đang phát triển, một Châu Á đang vươn cao, và một đồng tiền chung là rất cần thiết, thì nhất định trong một tương lai gần, ACU sẽ thật sự hiện diện trong các hoạt động giao dịch của khối Châu Á nói riêng, và Thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu 400 Lộ trình và giải pháp cho ACU – đồng tiền chung Châu Á (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)