Thiết lập lộ trình

Một phần của tài liệu 400 Lộ trình và giải pháp cho ACU – đồng tiền chung Châu Á (Trang 35 - 41)

Chương II I: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO ACU – ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á

3.3.2.Thiết lập lộ trình

Học hỏi và điều chỉnh có chọn lọc theo lộ trình hình thành đồng tiền chung Châu Âu là điều Châu Á nên làm.

3.3.2.1./Thiết lập một tổ chức gồm các chuyên gia hàng đầu của các nước nhằm cùng nghiên cứu và thúc đẩy quá trình hình thành là điều kiện tiên quyết. Đơn giản vì đoàn tàu không thể chạy được nếu không có đầu tàu.

Tổ chức này sẽ quy tụ những chuyên gia của tất cả các nước. Công việc của họ là sẽ cố gắng thực thi vai trò như một tổ chức sơ khai trong việc nối kết các nước trong khu vực lại với nhau để từng bước hình thành những mốc thời gian chủ yếu và cần thiết cho một đồng tiền chung Châu Á trong tương lai.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mới đây đã thỏa thuận cùng nghiên cứu ở cấp chính phủ, nhằm đẩy nhanh quá trình ra đời đồng tiền chung của Châu Á.

Vào ngày 5/5/2006, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Han Duck Soo và hai người đồng nhiệm Jin Renqing – Trung Quốc và Sadakazu Tanigaki – Nhật Bản đã bàn thảo về vấn đề này bên thềm hội nghị hàng năm của ADB lần thứ 39 họp tại Hyderabad, Ấn Độ. Thỏa thuận rằng tới cuối năm 2006, ba nước sẽ thành lập một nhóm chuyên gia bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia các viện nghiên cứu đểđưa ra khuôn khổ chung cho ACU.

Diễn đàn Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ trở thành một diễn đàn tương tự như Nhóm các nước công nghiệp phát triển, để điều phối các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái tại 13 nước trong khu vực.

Qu Tin t Châu Á – Cn thành lp :

Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi mới đây đã kêu gọi các nước trong khu vực thành lập một quỹ tiền tệ cho châu Á, độc lập với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Song đến nay, chưa có kế hoạch cụ thể nào về việc

Dù vậy, ý kiến này đang được dư luận tán đồng, có nhiều nước tỏ ý ủng hộ trong đó có cả Trung Quốc, đối tác quan trọng trong khu vực.

Tại hội nghị Đông Á tổ chức ở Kuala Lumpur, ông Abdullah phát biểu về khả năng thành lập một quỹ tiền tệ cho châu Á, cho rằng nếu được sự đồng tình của các nước trong khu vực, cơ chế tài chính mới này ra đời sẽ hỗ trợ các quốc gia đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế.

Ý tưởng này, thực ra, không phải bây giờ mới xuất hiện. Nó đã được đưa ra lần đầu vào thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á. Năm 1998, Nhật đã thành lập một quỹ 30 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia châu Á thoát khỏi khủng hoảng.

Trước đó, năm 1997, lúc mới bắt đầu khủng hoảng, Nhật cũng đã có một quỹ tương tự nhưng vấp phải sự phản đối bởi Mỹ và EU. Lý do là quỹ này động chạm đến chức năng của IMF.

Có vẻ như đã rút kinh nghiệm, lần này, vị thủ tướng Malaysia khẳng định Quỹ Tiền tệ châu Á, một khi được thành lập sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của IMF mà sẽ hành xử rất độc lập.

Việc thành lập quỹ tiền tệ Châu Á cũng sẽ giống như việc thành lập “con rắn tiền tệ Châu Âu” nhằm mục đích giới hạn sự dao động của các đồng tiền Châu Á ở một mức dao động nào đó mà có thể an toàn với mức dao động quốc tế.

Nhiệm vụ hàng đầu của quỹ tiền tệ Châu Á sẽ là bình ổn giá cả. Mức bình ổn lạm phát sẽ là dưới mức trung bình của khu vực. Lạm phát thấp hơn cũng sẽ gây sức ép làm giảm lãi suất. Mà khi lãi suất giảm, thì chi phí cho việc vay mượn trên thị trường chứng khóan Châu Á sẽ giảm, và kết quả là sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này.

3.3.2.2./Vai trò của nước đầu đàn

Một cuộc điều tra cho hay 37% các nhà kinh doanh của Trung Quốc được hỏi tin rằng đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ trở thành "đồng tiền chủ chốt" vào năm 2020. Đồng yen vẫn sẽ là đồng tiền quốc tế nhưng sẽ không còn giữ vai trò chủ chốt vì Nhật Bản rất có thể không còn giữ vị trí hàng đầu về quy mô kinh tế và thị trường trong những năm tới.

Trong khi đó, Trung Quốc có thể phát huy lợi thế đang có của mình bằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao kết hợp với ngoại giao năng động. Đồng NDT hiện đang được sử dụng rộng rãi ở các nước láng giềng của Trung Quốc. Khi mở rộng khu vực thương mại tự do của mình thông qua hội nhập kinh tế với 10 nước ASEAN, Trung Quốc khuyến khích sử dụng đồng NDT rộng rãi hơn nữa trong khu vực. Với việc hợp tác với các nước châu Á khác để thành lập hệ thống tiền tệ châu Á, Trung Quốc có thể tạo ra một môi trường thuận lợi hơn đểđồng NDT trở thành một đồng tiền chủ chốt. Đồng NDT, hiện đang được gắn chặt với đồng USD, nên được gắn với một rổ tiền tệ bao gồm đồng USD và nhiều đồng tiền khác. Chính sách vĩ mô thận trọng sẽ mang lại niềm tin đối với đồng NDT. Khi đó, đồng NDT sẽ trở thành một đồng tiền chủ chốt nhưđồng USD và euro.

Năm nay thượng đỉnh ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ thảo luận về vấn đề Cộng đồng Đông Á với ý tưởng là thể chế hóa tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay và tăng cường an ninh, phát triển kinh tế. Bản chất của phát triển kinh tế khu vực là một hệ thống tiền tệ châu Á nhằm kiềm chế sự biến động của thị trường hối đoái. Một đồng tiền chung châu Á sẽ ngăn chặn sự biến động của tỷ giá hối đoái; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương

Khoảng năm 1990, rất ít người nghi ngờđồng yen sẽ trở thành đồng tiền chủ chốt, nhưng điều đó đã không xảy ra, trước hết là bởi Nhật Bản đã thất bại trong việc triển khai những chiến lược tiền tệ hiệu quả. Kết quả là Nhật Bản đã rơi vào cuộc khủng hoảng cơ cấu trong khi quá trình quốc tế hóa đồng yen không được thực hiện một cách thích hợp.

Nhật Bản còn ngần ngại trong các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh về Cộng đồng Đông Á và đồng tiền chung, có thể do lo liên minh với Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vấn đề hội nhập châu Á đang trở nên cấp thiết. Nếu Nhật Bản không tham gia, cơ hội vai trò đầu tàu sẽ dành cho Trung Quốc. Hideo Tamura của tờ Nihon Keizai Shimbun đã ví đồng NDT như một chiếc đồng hồ khổng lồ không có nút dừng. Chính phủ Nhật Bản, có vẻ như đã thức sau một giấc ngủ dài, đã quyết định sẽ theo đuổi những hiệp định thương mại tự do để tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho các chiến lược chính trị và ngoại giao của Nhật Bản, bao gồm cả vấn đề Cộng đồng Đông Á.

Nếu Chính phủ Nhật muốn thực hiện những điều đó thì điều đầu tiên mà nước này phải làm là tăng cường quan hệ Trung - Nhật. Trong 3 năm qua, lãnh đạo hai nước đã tạm dừng các cuộc thăm viếng chính thức, trong khi các cuộc trưng cầu ý kiến cho thấy thái độ chống Nhật ở Trung Quốc và thái độ không thích Trung Quốc ở Nhật Bản đang tăng lên mức cao chưa từng thấy. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là tiền đề tạo ra một Cộng đồng Đông Á và một đồng tiền chung. Giới lãnh đạo chính trị nên cố gắng hơn nữa xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau này.

Rõ ràng rằng vai trò đầu tàu của Nhật bản và Trung Quốc sẽ vô cùng quan trọng và là chủ chốt dẫn đến sự thành công khi thiết lập đồng tiền chung cho khu vực. Với lịch sử phát triển đầy ấn tượng và đầy kinh nghiệm, hai con rồng này sẽ thể hiện được vai trò của nước lớn với tầm ảnh hưởng mang tính quốc tế.

Châu Á có thể rút ngắn thời gian hình thành do dựa vào những kinh nghiệm của EURO. Không cần phải nghiên cứu các lí thuyết cho một đồng tiền chung, Châu Á được thừa hưởng những khó khăn, thất bại của EURO để từ đó lược bỏ những bước không quan trọng, hay những thử nghiệm ban đầu mà Châu Âu đã phải trải qua.

Dưới đây là bảng số 3.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng của các nước Châu Á trong giai đoạn 1995-2004 cho thấy những nền kinh tế nóng bỏng trong khu vực. Và việc chọn “hàng” vào “rổ “ là điều cần thiết phải từng bước nghiên cứu để tiến hành.

Bng 3.3 : Tốc độ tăng trưởng của các nước Châu Á từ 1995 – 2004 (%)

Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nhật Bản 1.9 3.4 1.8 -1.1 0.9 2.4 -0.9 -1.3 2.7 3.9 Trung Quốc 10.5 9.6 8.8 7.8 7.1 8.0 7.5 8.0 9.3 9.2 Hàn Quốc 8.9 6.7 5.0 -6.7 1.1 9.3 3.1 6.3 3.1 4.7 Đài Loan 3.3 5.8 Hồng Kông 3.9 4.3 5.1 -5.0 3.4 1.0 4.7 2.3 3.2 7.4 Singapore 8.0 8.1 8.5 -8.5 6.4 9.4 -2.4 2.2 1.1 8.6 Indonexia 8.4 7.6 4.7 -13.1 7.9 4.9 3.4 3.6 4.5 4.8

Thái Lan 9.2 5.9 -1.4 -10.0 4.4 4.7 2.1 5.4 6.8 5.8 Malaysia 9.8 10.0 7.3 -7.3 6.1 8.5 3.0 4.1 5.3 7.6 Philipine 4.6 5.8 5.2 -5.8 3.4 5.9 2.9 4.4 4.7 5.6 Brunei 3.1 1.1 Việt Nam 9.5 9.3 8.1 5.7 4.7 6.8 6.9 7.0 7.2 7.3 Lào 7.0 6.7 7.0 3.9 7.3 5.8 5.7 5.0 5.9 6.0 Campuchia 4.9 6.8 3.7 1.1 7.0 5.6 5.5 5.1 4.8 Mianma 6.9 6.4 5.6 5.8 1.1 1.3 9.7 -2.0 -1.5

Nguồn : The Economic Intelligence Unit Limited 2005 World Development Indicators 2004

Một phần của tài liệu 400 Lộ trình và giải pháp cho ACU – đồng tiền chung Châu Á (Trang 35 - 41)