Phát triển mạng đường bay tại ĐàLạt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không tại sân bay Liên Khương (Trang 71 - 73)

. 123 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietnamAirlines tại sân bay Liên

3.2.2 Phát triển mạng đường bay tại ĐàLạt

Với tình hình phát triển như hiện nay tại thị trường Đà Lạt, Vietnam Airlines cần phát triển mạng đường bay tại Đà Lạt đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc vào Lâm Đồng. Kế hoạch phát triển mạng đường bay tại Đà Lạt sao cho khách du lịch từ Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh xem đây là trung tâm để đi đến các tỉnh Cao nguyên và các thành phố biển miền Trung. Từng bước tăng thị phần vận chuyển trong khu vực và biến Đà Lạt thành một trong các trung tâm trung chuyển hàng khơng và là sân bay dự bị cho Tân Sơn Nhất khi có sự cố.

3.2.2.1 Đường bay Đà Lạt – Hà Nội – Đà Lạt

Tiếp tục củng cố và phát triển đường bay Đà Lạt – Hà Nội – Đà Lạt hiện tại; kết hợp việc chú trọng khai thác khách du lịch nối chuyến từ Trung Quốc vào Hà Nội để đến Đà Lạt cũng như các nước lân cận. Nghiên cứu tăng tần suất chuyến bay trên đường bay .Đưa máy bay A320 vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu cao của nguồn khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc và các nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu giờ bay thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và những thương gia đi lại thuận lợi hơn.

3.2.2.2 Đường bay Đà Lạt – tp Hồ Chí Minh – Đà Lạt

Duy trì tần suất bay hai chuyến/ngày trên đường bay đi/đến Thành phố Hồ Chí Minh; bố trí giờ bay phù hợp để khách đi lại một cách thuận lợi trong ngày như 01 chuyến bay vào đầu buổi sáng và 01 chuyến bay vào cuối buổi chiều trong ngày. Tiếp tục nghiên cứu tăng tần suất chuyến bay trên đường bay này để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, tạo điều kiện để các công ty du lịch dễ dàng tổ chức các tour du lịch liên kết từ Nha Trang đến và các tỉnh Tây Nguyên.

3.2.2.3 Mở khai thác đường bay Đà Lạt – Đà Nẵng - Đà Lạt

Hiện nay Vietnam Airlines chưa khai thác đường bay thẳng từ Đà Lạt đến Đà Nẵng và ngược lại. Thực tế cho thấy đây là một thị trường tiềm năng vì dân số tại Đà Lạt chiếm 30 % là gốc miền Trung, giao thông đi lại giữa Đà Lạt và các tỉnh miền Trung hiện nay chủ yếu là đường bộ và đi lại rất khó khăn nên hầu như chưa lôi cuốn được khách du lịch từ miền Trung vào Đà Lạt.

3.2.2.4 Mở khai thác đường bay Đà Lạt – Huế - Đà Lạt

Trước đây Vietnam Airlines đã có đường bay Đà Lạt – Huế - Đà Lạt và đã tạm ngưng khai thác từ năm 1993 vì những lý do khách quan. Việc mở lại, khai thác đường bay Đà Lạt – Huế - Đà Lạt sẽ thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành công nghiệp không khói của 2 tỉnh. Hiện nay, khách du lịch muốn đi đến Đà Lạt và Huế đều phải bay qua thành phố Hồ Chí Minh vì đường bộ đi lại rất khó khăn.

3.2.2.5 Nối mạng đường bay với từ các sân bay nội địa và quốc tế

Ngoài việc quan tâm đến các đường bay đã đề cập ở trên, Vietnam Airlines còn phải thật sư quan tâm đến giờ cất hạ cánh của các sân bay khác sao cho phù hợp để khách nối chuyến dễ dàng có điều kiện để đi tiếp đến Đà Lạt hoặc từ Đà Lạt đi đến các tỉnh khách. Vietnam Airlines cần phải quan tâm hơn nữa cho

khách quốc tế có giờ bay từ nước ngoài vào để nối chuyến đến Đà Lạt và ngược lại .

Tóm lại , trong điều kiện khai thác hàng không trong nước đang hình thành sự

cạnh tranh mãnh liệt, đó là việc Pacific Airlines đã thật sự tách ra khỏi Tổng công ty hàng không Việt Nam và trở thành hãng hàng không giá rẽ đầu tiên cạnh tranh thật sự với Vietnam Airlines trong thị trường nội địa,Vietnam Airlines phải thật sự quan tâm đến mạng đường bay nội địa và đặc biệt là mạng đường bay đến các sân bay địa phương được xem là có tiềm năng về du lịch như Đà Lạt, Huế, Nha Trang.Bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề phân phối sản phẩm để củng cố mạng đường bay nội địa hiện tại và tương lai, vấn đề tần suất bay phải được quan tâm thật sự trước đối thủ cạnh tranh như Pacific Airlines hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không tại sân bay Liên Khương (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)