Về phía Nhà nớc:

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Trang 60 - 64)

Các giải pháp trên có đợc khả thi hay không còn tuỳ thuộc vào những điều kiện nhất định mà Nhà nớc phải hoàn thiện nh sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán:

Bên cạnh những tích cực của nền kinh tế thị trờng là kích thích sản xuất phát triển, thì cũng nảy sinh nhiều tiêu cực, đòi hỏi mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đợc điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy, việc ra đời Luật Kế toán, Luật Thống kê để thay thế cho Pháp lệnh kế toán thống kê đợc ban hành từ năm 1988 là yêu cầu cấp bách. Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đã không bao quát toàn diện các thành phần kinh tế mới của đất nớc; nhiều tổ chức nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ và hoạt động của nền kinh tế thị trờng mới ra đời không đợc Pháp lệnh điều chỉnh. Ngoài ra, Pháp lệnh cha tiếp thu các nguyên tắc, thông lệ quốc tế, không thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XI vấn đề này đã đợc các đại biểu Quốc hội đa ra xem xét, và thông qua vào Kỳ họp thứ 3.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế là điều kiện cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trờng, tình trạng khủng hoảng về trật tự, kỷ cơng, vi phạm pháp luật đang diễn ra phổ biến và khá nghiêm trọng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra môi trờng pháp lý thuận lợi cho kế toán phát huy vai trò là công cụ phục vụ cho quản lý kinh tế.

Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, để buộc các pháp nhân và thể nhân phải tuân thủ các chế độ kế toán, báo cáo trung thực thực trạng tài chính của đơn vị mình, khắc phục tình trạng yếu kém của công tác kế toán trong nền kinh tế quốc dân, cần phải chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán.

Luật Kế toán Việt Nam ra đời là nhằm nâng cao địa vị pháp lý của kế toán, đặt kế toán đúng vị trí không chỉ là công cụ mà còn là bộ phận cấu thành hệ thống quản lý,

kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính. Luật Kế toán cũng là hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ giữa các đối tác kinh doanh, thông qua việc cung cấp hệ thống thông tin đa dạng của đối tác, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nớc.

Dới luật kế toán cần sớm xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, nhằm đảm bảo tính thống nhất, dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và so sánh đ- ợc của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó cung cấp thông tin hữu ích nhất cho các đối tợng sử dụng và góp phần vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của kế toán Việt Nam vào hệ thống kế toán Thế giới.

Hiện nay các chế độ còn nằm tản mạn trên rất nhiều các văn bản, cha đợc hệ thống thành một thể hoàn chỉnh; mặt khác, có trờng hợp là nội dung của văn bản sau không phù hợp với nội dung của văn bản trớc, nhng văn bản sau lại có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản trớc, gây khó khăn cho công tác kế toán tại các đơn vị và làm giảm tính hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp qui. Vì vậy, Bộ Tài chính nên tiến hành hệ thống lại các chế độ kế toán đã ban hành trớc đây, thì giá trị pháp lý của văn bản sau phải cao hơn văn bản trớc, nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp qui về kế toán trong thực tế.

Cần ban hành qui định việc xử phạt thật nghiêm minh việc vi phạm pháp luật về kế toán. Nhà nớc cần ban hành những qui định với mức xử phạt thật nặng, thật thích đáng đối với những trờng hợp vi phạm, có biện pháp công bố công khai các vi phạm, đồng thời đa ra các biện pháp nhằm duy trì việc thanh tra kế toán theo định kỳ, có nh vậy mới bảo đảm việc chấp hành nghiêm minh pháp luật về kế toán.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam:

Việc sớm ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam trong tình hình hiện nay là điều rất cần thiết và mang tính thời sự, xuất phát từ yêu cầu về chuẩn mực đối với hoạt động kế toán, kiểm toán, ngời sử dụng báo cáo tài chính cũng nh do nhu cầu hội nhập vào hệ thống kế toán trên thế giới. Muốn vậy thì những định hớng cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán của Việt Nam nên dựa trên cơ sở thừa nhận chuẩn mực kế toán phổ biến trên thế giới, nhng đồng thời có tính đến môi trờng kế

rồi sau đó sửa đổi, bổ sung thêm những qui định sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trờng và cơ chế tài chính của Việt Nam.

Trong điều kiện nớc ta đang trong thời kỳ mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới, đang khuyến khích đầu t nớc ngoài, phải đổi mới hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế có tính đến đặc điểm kinh tế của Việt Nam, nhằm giúp cho công tác phân tích hiệu quả kinh doanh đợc dễ dàng, chính xác và có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho những ngời cần quan tâm.

Tháng 1/2002, Việt Nam công bố 04 chuẩn mực kế toán bao gồm: Chuẩn mực số 02-Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03-Tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực số 04-Tài sản cố định vô hình Chuẩn mực số 14-Doanh thu và thu nhập khác

Ngày 31 tháng 12 năm 2002, Bộ tài chính ban hành quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2, bao gồm:

Chuẩn mực số 01-Chuẩn mực chung Chuẩn mực số 06-Thuê tài sản

Chuẩn mực số 10-ảnh hởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực số 15-Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16-Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 24-Báo cáo lu chuyển tiền tệ.

Thứ ba, phân định kế toán quản trị với kế toán tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam:

Việc phân biệt hệ thống kế toán các doanh nghiệp thành kế toán tài chính và kế toán quản trị là xuất phát mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán. Mục tiêu của kế toán tài chính là phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, nhằm chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tợng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, còn mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị của doanh nghiệp. Do mục tiêu khác nhau của 2 loại hình kế toán trên, nên cần thiết phải xây dựng những qui định kế toán riêng nhằm đạt đợc mục tiêu đã xác định.

Do đó, Nhà nớc cần ban hành những qui định có tính hớng dẫn về kế toán quản trị, nhằm hớng dẫn về nội dung và phơng pháp tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình, không nên bỏ mặc cho các doanh nghiệp muốn làm sao thì làm, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nớc, vốn có tập quán là làm theo sự hớng dẫn của Nhà nớc. Quá trình xác lập những qui định hớng dẫn về kế toán quản trị, cũng chính là quá trình phân định giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong hệ thống kế toán doanh nghiệp của Việt Nam.

Thứ t, nên xem xét kỹ vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính:

Kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lợng của báo cáo tài chính, làm cho thông tin kế toán đợc cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, phục vụ đắc lực cho việc ra các quyết định kinh tế.

Hiện nay, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể đợc kiểm toán bởi ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà nớc, kiểm toán nội bộ, và kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, việc sử dụng ba loại hình này vào việc kiểm toán báo cáo tài chính còn có những tồn tại cần giải quyết nh sau:

- Đối với kiểm toán Nhà nớc: Hiện nay, ngoài kiểm toán Nhà nớc, các doanh nghiệp Nhà nớc còn chịu sự quản lý của các ngành chức năng nh cục quản lý vốn, cục thuế ... mà xét cho cùng các ngành chức năng này cũng thực hiện các chức năng giống nh là kiểm toán Nhà nớc. Do đó, việc cơ quan kiểm toán Nhà nớc thực hiện việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp Nhà nớc là không cần thiết, mà chỉ nên kiểm toán các cơ quan công quyền, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí của Nhà nớc, để kiểm tra, xác nhận việc chấp hành các qui định của Nhà nớc ở các đơn vị này. Cũng chính từ điều này, để nâng cao tính độc lập của cơ quan kiểm toán Nhà nớc, thì kiểm toán Nhà n- ớc nên trực thuộc Quốc hội thì vai trò của kiểm toán Nhà nớc sẽ rất rõ nét, cơ quan kiểm toán Nhà nớc sẽ giúp Quốc hội xem xét các chính sách đã đợc Quốc hội phê chuẩn, trong thực tế đã đợc các cơ quan Nhà nớc chấp hành nh thế nào.

không đảm bảo tính độc lập, làm cho việc xác nhận của kiểm toán nội bộ bị giảm giá trị, ít ngời tin tởng vào báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán nội bộ. Do đó, Kiểm toán nội bộ chỉ nên đợc sử dụng để phục vụ cho việc quản lý nội bộ, kiểm tra hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lập báo cáo tài chính đợc chính xác. Ngoài ra, Nhà nớc cần sớm ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ, để giúp cho kiểm toán viên nội bộ có cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện việc kiểm toán tại doanh nghiệp.

- Đối với kiểm toán độc lập: Việc kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập hiện nay có một số điểm tồn tại cần phải giải quyết nh sau: Hiện nay, do cha có đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam, nên kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để tiến hành kiểm toán, dẫn đến khó so sánh, đánh giá chất lợng kiểm toán của các công ty kiểm toán khác nhau. Vấn đề trên đòi hỏi cần phải sớm ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, để kiểm toán viên có điểm tựa pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp của mình và đảm bảo đợc sự tin tởng của ngời sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w