Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 30 - 32)

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

1.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Mỗi quốc gia đều có chính quyền với tổ chức bộ máy Nhà nước. Nhà nước quản lý điều hành hoạt động của Quốc gia thông qua bộ máy công quyền bằng hệ thống pháp luật kết hợp với quan điểm đường lối phát triển kinh tế. Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế có một vai trò quan trọng, mang tính chất định hướng, quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia. Nếu quan điểm đó đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho tăng trưởng nhanh, bền vững và ngược lại. Việc làm vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho tăng trưởng và phát triển. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu về việc làm tăng nhanh, nhu cầu việc làm tăng nhanh từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì nhu cầu về việc làm giảm dẫn đến tăng khả năng thất nghiệp của một bộ phận dân cư. Như vậy rõ rang các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ vừa có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác việc làm của mỗi quốc gia.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã xác định:

- GDP đến năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2000.

- GDP trong nông nghiệp tăng bình quân khoảng 4 – 4,5%/năm và phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 16 – 17%.

- Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm khoảng 10 – 15%và chiếm 40 – 41% trong GDP vào năm 2010.

- Dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7 – 8% và chiếm 42 – 43% trong GDP vào năm 2010.

Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến tạo việc làm thời gian qua cho thấy: cứ 1% tăng trưởng của GDP thì cầu lao động tăng 0,3 – 0,37%. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cầu lao động sẽ tiếp tục tăng khá. Đặc biệt, hệ số co giãn việc làm trong khu vực dịch vụ cao gấp 3 lần khu vực nông nghiệp và trong khu vực công nghiệp – xây dựng cao gấp 1,5 – 2 lần khu vực nông nghiệp càng cho thấy vai trò to lớn trong giải quyết việc làm của các hoạt động phi nông nghiệp.

Trong thời kỳ 1991 – 2000, tính trung bình cứ tăng 1% tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp trong tổng GDP thì tương ứng sẽ tạo thêm được 287,6 nghìn việc làm trong khu vực này (tức là cầu lao động trong khu vực này tăng thêm); trong thời kỳ 2001 – 2007, tỷ lệ này là 1% và 402,15 nghìn. Vì vậy, việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ tới sẽ tiếp tục làm tăng đáng kể cầu lao động.

Việc làm phản ánh kết quả của đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tăng trưởng kinh tế. Khả năng thu hút lao động tạo việc làm của mọi nền kinh tế tùy thuộc rất nhiều vào mô hình tăng trưởng được áp dụng, đó việc lựa chọn các ngành trọng điểm để đầu tư phát triển thu hút nhiều lao động hay sử dụng nhiều vốn, đó là việc lựa chọn công nghiệp, là hướng nhập khẩu thay thế xuất khẩu… Những hoạt động đó đều phụ thuộc vào ý đồ của các nhà lãnh đạo đất nước, được thể hiện rất rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn.

Ngoài ra, Chiến lược việc làm cũng cần dựa trên các điều kiện về kinh tế, xã hội khác như thu nhập, mức sống, khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và mức độ tiếp cận của người dân.

Vì vậy, Chiến lược việc làm phải được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các Chiến lược thành phần khác

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 30 - 32)