III. Đánh giá tác động của các chính sách việclàm trong giai đoạn từ
1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công
1.2. Nguyên nhân thành công
Để có được những kết quả đáng khích lệ cho lao động trong cả nước nói chung cà cho lực lượng lao động trẻ nói riêng như ngày hôm nay, có rất nhiều yếu tố đến từ cả phía chủ quan của người lao động va phía khách quan – Nhà nước. Trước hết, đó là do sự chăm lo của Đảng và Chính phủ đối với “ thế hệ nắm giữ tương lai và vận mệnh của đất nước” thông qua hàng loạt các chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tạo việc làm cho đối tượng thanh niên, nhấn mạnh sự cần thiết thu hút thanh niên tham gia một số chương trình trọng điểm quốc gia và các dự án chủ chốt ở Trung ương và địa phương, với sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt dành chi thanh niên đang công tác ở hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa và những vùng đời sống khó khăn. Đặc biệt, các chương trình chính sách này đã có nhiều sự thay đổi theo hướng thị trường, tích cực và phù hợp hơn với bối cảnh hội nhập; thu hút nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thu hút được một lượng lớn lao động.
Trong điều kiện Ngân sách còn khó khăn và luôn có xu hướng bội chi, Chính phủ đã rất quan tâm và dành một nguồn vốn nhât định cho thực hiện các Chương trình, dự án mà nếu thiếu nó, tính khả thi của các Chương trình, dự án sẽ hạ xuống nhiều. Đồng thời, sự chỉ đạo của Nhà nước trong những lúc khó khăn, xác định được các khâu đột phá giúp cho các chương trình, dự án tìm ra được giải pháp phù hợp. Vì vậy, nợ tồn đọng và xóa nợ rất thấp.
Việc phối hợp thực hiện tham gia tích cực của các tổ chức Đoàn thể, mà đặc biệt là Đoàn TNCS với chính quyền các cấp, dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng cũng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của các giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân khách quan về phía Nhà nước và các Đoàn thể xã hội trong. Ngoài ra, để có được những thành công đó, còn cần đến nhưng yếu tố chủ quan đến từ bản thân người lao động trẻ. Với tinh thần xung kích, ham học hỏi, không “ngại khó, ngại khổ” của người thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, lực lượng lao động trẻ không chỉ trông chờ vào Nhà nước mà đã tích cực, chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua các dự án vay vốn, mạnh dạn đứng ra nhận trách nhiệm chính trong việc thực hiện các dự án của cơ sở kinh doanh sản xuất… không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi những phương thức làm ăn mới vừa nâng cao thu nhập cho bản thân, tăng tích lũy, vừa tham gia các hoạt động sản xuất có hiệu quả.