Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng cĩ hiệu quả

Một phần của tài liệu 567 Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 63 - 65)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng cĩ hiệu quả

Cơ cấu tổ chức là cơ sở để Ban lãnh đạo của ngân hàng cĩ thể triển khai chính sách quản trị rủi ro tín dụng của mình. Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Do đĩ, cơ cấu hoạt động rủi ro tín dụng tại Chi nhánh cần điều chỉnh như sau:

3.3.2.1 Tăng cường chức năng xử lý nợ của Phịng Quản lý tín dụng

Theo mơ hình tổ chức hiện nay thì BIDV-HCMC đã thành lập Phịng quản lý tín dụng với nhiều chức năng trong đĩ cĩ cả chức năng đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, cung cấp thơng tin cĩ liên quan đến cơng tác tín dụng và xử lý các

khoản nợ khĩ địi. Tuy nhiên, thời gian qua chức năng xử lý nợ của Phịng Quản lý tín dụng chưa phát huy được hiệu quả, cơng việc này vẫn do Phịng tín dụng thực hiện, do đĩ cơng tác cảnh báo phát hiện rủi ro giúp cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt và chưa đảm bảo tính khách quan.

Vì vậy, Chi nhánh cần cĩ những tiêu chí rõ ràng để chuyển các khoản nợ nằm trong “danh sách giám sát” của hệ thống cảnh báo từ cán bộ tín dụng sang bộ phận xử lý nợ của Phịng quản lý tín dụng. Những tiêu chí đĩ bao gồm: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lỗ chiếm 40% vốn, nợ quá hạn trên 90 ngày hoặc những khoản dư nợ vay thuộc các ngành kinh tế đang gặp khĩ khăn.

3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra nội bộ

Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong cơng tác quản trị rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Kiểm tra nội bộ khơng chỉ phát hiện ra những thiếu sĩt, sơ hở, sự bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà cịn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, gĩp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiểm sốt đánh giá thường xuyên và định kỳ của kiểm sốt nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an tồn và hiệu quả hơn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận kiểm tra nội bộ nhưng trong thời gian qua cơng tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả do số lượng kiểm tra viên cịn quá ít so với cơng việc và quy mơ hoạt động, lực lượng kiểm tra viên cịn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nghiệp vu.ï

Do đĩ, Chi nhánh cần bổ sung tăng cường đội ngũ kiểm tra viên, ngồi việc lựa chọn cán bộ đủ năng lực trình độ chuyên mơn, am hiểu luật pháp, yêu nghề và cĩ đạo đức tốt bố trí vào chức danh kiểm tra viên, ngân hàng cịn chú trọng đào tạo để kiểm tra viên nắm bắt kịp thời những kiến thức sản phẩm dịch

vụ và cơng nghệ mới. Đặc biệt cần cĩ chế độ khen thưởng tương xứng với kết quả đạt được cũng như xử phạt nghiêm minh khi kiểm tra viên khơng làm hết trách nhiệm, qua kiểm tra khơng phát hiện hoặc phát hiện nhưng khơng kiến nghị biện pháp xử lý để xảy ra rủi ro.

Trong bối cảnh hiện nay khi dư nợ tín dụng cĩ xu hướng tăng trưởng, diễn biến của thị trường trong và ngồi nước rất phức tạp, cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt… cơng tác kiểm tra, giám sát cần đặc biệt quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp. Trước mắt, nếu chưa thể bổ sung một lực lượng kiểm tra viên đáp ứng đủ yêu cầu thì Chi nhánh xây dựng quy trình tự kiểm tra tại các Phịng tín dụng, cĩ thể hàng tháng CBTD giữa các Phịng tín dụng kiểm tra chéo lẫn nhau, sau đĩ lập báo cáo cho lãnh đạo. Đây cũng là cơng cụ để phịng ngừa rủi ro.

3.3.2.3 Tách bộ phận tiếp thị ra khỏi bộ phận tín dụng

Hiện nay tại Chi nhánh, hoạt động tiếp thị và thẩm định khách hàng được cùng một cán bộ phụ trách, gọi chung là cán bộ tín dụng. Do khơng cĩ sự tách biệt giữa cơng tác phát triển khách hàng và cơng tác thẩm định cùng với áp lực chỉ tiêu kinh doanh, các CBTD thường cĩ xu hướng bỏ qua các mặt khiếm khuyết của khách hàng tín dụng, tơ hồng khách hàng để được phê duyệt cấp tín dụng nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Đĩ là chưa nĩi đến những tiêu cực cĩ thể xảy ra trong cơng tác cấp tín dụng cho khách hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh cần tách biệt cơng tác tiếp thị khách hàng và thẩm định khách hàng để tránh các mầm mống phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 567 Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)