Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 563 Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010 (Trang 66 - 68)

1. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý tài chính

Thường xuyên cập nhật văn bản pháp qui mới, tổ chức các khoá đào tạo về kiến thức và nghiệp vụ kế toán cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế hoạch. Tổ chức các đợt tập huấn hàng năm về công tác quản lý tài chính, quản lý cán bộ, quản lý đào tạo, quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm

từng bước bổ sung và đổi mới kiến thức về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ.

Có dự án bồi dưỡng cán bộ kế cận, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ và năng lực quản lý của đội ngũ quản lý – hành chính.

2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, làm cho toàn xã hội hiểu rõ trách nhiệm đối với phát triển giáo dục, để giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia xây dựng, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế tri thức thì thông tin, giáo dục và trí tuệ tạo nên sự phồn vinh của đất nước. Thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là tiền đề để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược kinh ết – xã hội 2001-2010. Vì vậy, việc quản lý hiệu quả nguồn tài chính của các trường đại học công lập nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục đại học là rất cần thiết.

Luận văn đưa ra ba nhóm giải pháp chính:

- Xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ, phù hợp tình hình biến động của nền kinh tế thị trường,

- Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn lực và sử dụng nguồn lực tài chính: xác định chính sách huy động và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, đúng mục đích.

Một phần của tài liệu 563 Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)