Các giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu 563 Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010 (Trang 64 - 66)

III. Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng nguồn lực tài chính

™ Hoàn thiện quản lý đối với chi hoạt động thường xuyên

Chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên của các trường là chi cho lương và các khoản chi khác có liên quan đến lương. Dự báo số lượng cán bộ công chức của ngành sẽ còn gia tăng trong giai đoạn tới để đáp ứng qui mô đào tạo. Do vậy khoản chi này khó có thể giảm tỷ trọng được. Thay vào đó, các trường cần triển khai thực hiện quản lý hoạt động theo tiêu chuẩn ISO, đảm bảo giờ giấc làm việc, sử dụng đúng người, đúng việc để nâng cao hiệu quả, thống nhất mục tiêu quản lý.

Chiếm tỷ trọng lớn sau chi lương là chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định. Dự toán và xây dựng một kế hoạch sửa chữa, duy tu, bảo trì từ đầu mỗi năm tài chính. Các đơn vị trong trường thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các thiết bị. Lập một bộ phận tiếp nhận thông tin và đề xuất xử lý kịp thời ở mỗi trường.

Thực hiện tiết giảm các khoản chi quản lý hành chính như vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, hội nghị phí …. căn cứ trên thực tế phát sinh đưa ra

định mức chi tiêu. Khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin để sử dụng hội họp qua mạng, giúp tiết kiệm chi phí di chuyển, ăn ở, sức lực, thời gian … .

™ Hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học

Hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý khoa học, kết hợp phân cấp với tăng cường chỉ đạo thống nhất, tạo sự liên thông, liên kết giữa các đơn vị trong các trường. Chú trọng phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng. Các trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu kết hợp chặt chẽ và phát triển mối quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó mở rộng các hoạt động hợp tác, liên kết với các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác đào tạo và triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm. Phối hợp với các Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường các địa phương để triển khai nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đời sống kinh tế, xã hội, môi trường … và phổ biến tuyên truyền kiến thức khoa học kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất địa phương. Tăng cường chất lượng trong công tác đào tạo sau đại học vì thực chất của quá trình này là sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh và phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các đề tài có những đóng góp cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn, tạo cơ sở khoa học cho các quyết định phát triển chiến lược về khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, môi trừơng … Kết hợp nghiên cứu khoa học với dịch vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Chú trọng đầu tư cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể, cấp bách của xã hội.

Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc trong qui trình đào tạo chất lượng cao. Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cóthể là một phần của đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ hướng dẫn chủ trì.

™ Công tác chi đầu tư phát triển: xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị …

Cần có một chương trình nghiên cứu mang tính đồng bộ từ khảo sát đến thực nghiệm, từ hệ thống tiêu chuẩn đến qui hoạch mạng lưới trường trên từng địa hình, địa bàn, vùng lãnh thổ.

Có hệ thống chương trình mục tiêu cụ thể với kinh phí tương ứng.

Các cải cách về nội dung, phương pháp và đổi mới công nghệ trường học đều phài được xem xét toàn diện, trong đó khả năng đáp ứng bằng cơ sở vật chất về kiến trúc và thiết bị dạy học phải được coi như yếu tố đảm bảo cho tính khả thi.

Một phần của tài liệu 563 Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam đến năm 2010 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)