Thị Trường Vốn Mạo Hiểm Ơû Đài Loan

Một phần của tài liệu 540 Phát triển thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam (Trang 26 - 27)

Vốn mạo hiểm ở Đài Loan tuy nhỏ hơn ở Nhật Bản, Hong Kong thậm chí Singapore nhưng với số lượng những doanh nghiệp khởi sự và sự thành cơng của các nhà đầu tư mạo hiểm, Đài Loan là điểm năng động nhất ở Châu Á cho việc đầu tư mạo hiểm. Những mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là thung lũng Silicon, sớm quan tâm đến ngành điện tử như là ngành cơng nghiệp then chốt, một Chính phủ năng động, và sự quan tâm đến nền giáo dục đã tạo nên một mơi trường thuận lợi cho sự phát triển song song của nền cơng nghiệp và việc đầu tư vốn mạo hiểm.

Những nhà tư bản mạo hiểm Đài Loan khơng đầu tư nhiều vốn hạt giống mà tập trung vào giai đoạn khởi động và giai đoạn mở rộng của doanh nghiệp. Một tài sản quan trọng là một số lượng lớn những kỹ sư người Đài Loan giữ những vị trí điều hành và quản lý trong những doanh nghiệp kỹ thuật Mỹ. Họ là nguồn tư vấn, hướng dẫn kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Đài Loan, thậm chí quay về thành lập doanh nghiệp.

Năm 1983, một đạo luật được thơng qua tạo những ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích những cá nhân sẵn sàng đầu tư vào những cơng ty vốn mạo hiểm chuyên nghiệp. Đặc điểm quan trọng nhất của bộ luật này là một sự khấu trừ thuế lên đến 20% đối với những cá nhân duy trì những đầu tư vốn mạo hiểm của họ trong vịng ít nhất 2 năm. Đến năm 1991, đạo luật được điều chỉnh lại, cho phép những nhà đầu tư định chế cĩ cùng mức khấu trừ 20%. Sự điều chỉnh này đã làm tăng đáng kể nguồn vốn sẵn cĩ cho vốn đầu tư mạo hiểm và ảnh hưởng của nĩ cịn cĩ thể thấy qua số lượng quỹ được thành lập sau năm 1991 tăng đáng kể. Đến 1999, Chính phủ tuyên bố ngành cơng nghiệp vốn mạo hiểm đã trưởng thành và khơng tiếp tục chương trình khấu trừ 20% thuế. Chính phủ Đài Loan đã thực hiện những phương pháp khác nhằm đảm bảo cho sự phát triển của vốn mạo hiểm. Một trong những phương pháp đĩ là sự sẵn sàng đầu tư các quỹ của Chính phủ vào những cơng ty vốn mạo hiểm.

Hiện nay, Đài Loan đã cĩ thị trường vốn hoạt động rất hiệu quả và năng động. Những doanh nghiệp cĩ thể được niêm yết và tăng vốn trên thị trường chứng khốn. Những doanh nghiệp Đài Loan cĩ quy mơ lớn cĩ thể sử dụng NASDAQ, một vài doanh nghiệp sử dụng những thị trường chứng khốn Châu Á như Singapore và Hong Kong để niêm yết cơng khai. Những doanh nghiệp Đài Loan cũng cĩ thể sử dụng những thị trường cơng chúng như một cơ chế cho phép những nhà đầu tư thanh lý những khoản đầu tư của họ.

Những doanh nhân Đài Loan cĩ xu hướng muốn duy trì sự kiểm sốt đối với doanh nghiệp nên rất khĩ cho những nhà tư bản mạo hiểm cĩ thể đạt được quyền kiểm sốt cơng ty, họ thường khơng cĩ vị trí tham gia các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cĩ một chiến lược thốt vốn mà khơng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước khác, đĩ là cĩ thể bán cổ phần trên một thị trường vốn tư nhân. Nĩ cĩ tính thanh khoản và cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ một con đường để thốt vốn mà khơng cần phải đợi đến những đợt phát hành ra cơng chúng để thu được những đầu tư của họ.

Ngành cơng nghiệp vốn mạo hiểm ở Đài Loan hiện nay đang đối mặt với một vài vấn đề khĩ khăn. Một số liên quan đến hồn cảnh Đài Loan và một số liên quan đến những vấn đề phát triển kinh tế vĩ mơ. Cách phản ứng của Chính phủ và những cơng ty vốn mạo hiểm phản ứng như thế nào trước những thay đổi này sẽ cĩ những tác động quan trọng lên “sức khỏe” của ngành đầu tư vốn mạo hiểm và khả năng tiếp tục hỗ trợ những doanh nghiệp mới khởi sự.

Một phần của tài liệu 540 Phát triển thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam (Trang 26 - 27)