2 Trình độ phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu 539 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.1. 2 Trình độ phát triển của nền kinh tế

Một thực tế là ở các nước đang phát triển, nơi mà thu nhập và mức tích luỹ tài sản còn thấp, người dân còn xa lạ với các công cụ đầu tư hiện đại trên thị trường chứng khoán, nhiều cá nhân thích chuyển các khoản tiền tiết kiệm của họ thành khoản tiền gửi ngân hàng có thời gian đầu tư ngắn hạn hơn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bảo hiểm và các quỹ hưu trí chưa phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế vốn là đối tượng dễ dàng tiếp cận khoản cho vay của ngân hàng, trong khi việc tài trợ nợ bằng phát hành trái phiếu chủ yếu chỉ thực hiện được với các doanh nghiệp lớn và có danh tiếng. Điều này cho thấy rằng hệ thống ngân hàng có thể thống trị trong hệ thống tài chính ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế vì số lượng doanh nghiệp lớn, có danh tiếng có thể phát hành trái phiếu với chi phí hợp lý còn hạn chế.

Trái lại, thị trường trái phiếu có thể phát triển dễ dàng hơn ở các nước phát triển có thu nhập cao, nơi mà tài sản đã được tích luỹ ở mức độ đáng kể. Nguyên nhân là bởi nhà đầu tư cá nhân, những người nắm giữ những khoản tiết kiệm dồi dào và các nhà đầu tư có tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí đều có nhu cầu đầu tư trái phiếu công ty nhằm đa dạng hóa danh mục tài sản của họ. Hơn nữa, ở các nước

này có khá nhiều công ty có quy mô lớn và có danh tiếng nên có thể phát hành trái phiếu đều đặn trên thị trường với khối lượng lớn.

Trình độ phát triển của nền kinh tế còn thể hiện ở mức độ bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay cuối cùng tương đối thấp, vì các thông tin về nhiều công ty lớn danh tiếng đều được chuẩn hóa và công bố rộng rãi do cơ sở hạ tầng về thông tin và pháp luật phát triển. Do vậy, thị trường trái phiếu công ty ở các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn.

I.3.1.3 – Sự phát triển của cơ sở hạ tầng về thông tin, pháp luật và bộ máy tư pháp.

Mục tiêu chính của hệ thống quản lý ngân hàng là hạn chế việc các ngân hàng chấp nhận rủi ro một cách quá mức, từ đó ngăn chặng các cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống, . Để đạt được điều này, các nhà quản lý xây dựng nên các quy định liên quan đến ngân hàng có tính chất cưỡng chế thực thi, các quy định này xác định phạm vi và loại hình kinh doanh mà các ngân hàng được phép thực hiện và đưa ra những tiêu chí cho việc gia nhập ngành. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn đặt ra những quy chế thận trọng đối với các ngân hàng thương mại, bao gồm các yêu cầu về số vốn đầy đủ, hạn chế sự tham gia các giao dịch ngoại hối rủi ro, hạn chế sự tập trung tín dụng, các quy tắc về kế toán, kiểm toán và công bố thông tin. Hơn nữa, hệ thống bảo hiểm tiền gửi được xây dựng tốt có mục đích hạn chế cơ hội xảy ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống và bảo vệ người gửi tiền, trong khi vẫn giảm thiểu rắc rối do rủi ro đạo đức mang lại.

Trái lại, mục tiêu chính của hệ thống quản lý trên thị trường chứng khoán là đảm bảo niềm tin cho công chúng tham gia các thị trường, trong đó có thị trường trái phiếu công ty, bằng cách thúc đẩy sự cung cấp thông tin đáng tin cậy về các công ty phát hành cho công chúng đầu tư. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng luật chứng khoán nghiêm khắc và có tính cưỡng chế quy định chi tiết việc công bố thông tin đáng tin cậy, áp dụng chế độ xử phạt đối với các kế toán viên, kiểm toán viên, các ngân hàng đầu tư vì công bố thông tin sai, cấm giao dịch nội gián và lũng đoạn

thị trường. Các quy tắc kế toán, kiểm toán và công bố thông tin đúng đắn cần phải được áp đặt đối với các công ty phát hành. Ngoài ra, sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm và các tổ chức sản xuất cung cấp thông tin khác cũng rất cần thiết. Do đó, thị trường chỉ giành được niềm tin của người đầu tư nếu thông tin là đáng tin cậy và công chúng đầu tư được bảo vệ bởi cơ sở hạ tầng về pháp lý và bộ máy tư pháp hoàn thiện quản lý, giám sát các tổ chức phát hành và các tổ chức bão lãnh, thông qua một cơ chế cưỡng chế mạnh.

Các ngân hàng thương mại có thể vẫn hoạt động tích cực trong một môi trường mà các quy định về kế toán, kiểm toán và công bố thông tin áp đặt lên bản thân các thành viên của hệ thống ngân hàng là không đầy đủ, chừng nào ngân hàng có đủ động lực để xử lý thông tin và giám sát các khách hàng vay và miễn là các quyền của người cho vay liên quan đến ngân hàng thương mại đã rõ ràng. Điều này giải thích cho vai trò nổi bật của hệ thống ngân hàng ở các nước đang phát triển, nơi mà khung pháp lý còn khá yếu kém và lỏng lẻo.

Tự chung lại, để thị trường trái phiếu công ty phát triển đòi hỏi phải có một quá trình tích luỹ của cải nhất định của nền kinh tế nói chung cũng như của các doanh nghiệp và các cá nhân nói riêng, đồng thời phải có các điều kiện đồng bộ khác. Do vậy, việc phát triển thị trường trái phiếu công ty ở các nước đang phát triển không thể đạt được một cách dễ dàng, nhanh chóng mà cần phải có một khoản thời gian đủ dài để nền kinh tế chuẩn bị đầy đủ các yếu tố liên quan.

Một phần của tài liệu 539 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)