1 Bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính

Một phần của tài liệu 539 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.1. 1 Bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính

Mức độ nghiêm trọng của sự bất cân xứng thông tin giữa những người đi vay cuối cùng (chính là các doanh nghiệp) và những người cho vay cuối cùng (thường là

người có tiền nhàn rỗi), tức là những người tham gia thị trường không có được những thông tin cần thiết về bên kia để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định đúng đắn.

Sự khác biệt chủ yếu giữa việc đi vay ngân hàng và phát hành trái phiếu nằm ở cách thức mà mỗi hệ thống tài trợ nợ này sử dụng để làm giảm nhẹ vấn đề không cân xứng về thông tin giữa doanh nghiệp và người cho vay cuối cùng. Khi sự không cân xứng về thông tin ở mức độ nghiêm trọng, các thị trường tài chính thường phải đối mặt với một thực trạng là những người cho vay không thể biết rõ được về mức độ rủi ro, mức độ tín nhiệm, các dòng lợi nhuận, các cơ hội đầu tư, sự tận tâm trong quá trình sử dụng những đồng vốn vay của người đi vay. Trong hoàn cảnh đó, sự bất cân xứng thông tin sẽ làm nảy sinh các khó khăn :

? Việc lựa chọn đối nghịch : hiện tượng này xảy ra trước khi diễn ra giao dịch, hàm ý là người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn nhất (tức là có thể không trả được nợ)ï, thường lại là những người tích cực tìm vay nhất và có nhiều khả năng lựa chọn nhất, nhưng người cho vay có thể quyết định không cho vay, tránh phải đưa ra những quyết định sai lầm . Để giảm bớt khó khăn này và không bỏ lỡ cơ hội cho vay sinh lời , đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát trước khi cho vay;

? Rủi ro đạo đức xảy ra : hiện tượng này thường xảy ra sau khi giao dịch đã diễn ra, khi người cho vay phải đối mặt với rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hành động “không tốt” dẫn đến khoản vay có khả năng không được hoàn trả. Để khắc phục tình trạng này, người cho vay phải duy trì sự giám sát định kỳ đối với người đi vay trong suốt thời gian vay và sử dụng vốn vay.

? Vấn đề thanh khoản : đòi hỏi phải có sự kiểm soát sao cho có thể phân biệt giữa các công ty có triển vọng với các công ty không có triển vọng phát triển trong thời kỳ khó khăn về tài chính để thấy được khả năng trả nợ của các công ty này.

Cả ba vấn đề nêu trên có thể dẫn đến hậu quả là bỏ lỡ việc đầu tư vào những dự án tốt và có mức sinh lời cao trong nền kinh tế, thực hiện đầu tư vào những dự án không tốt, người đi vay hoạt động kém hiệu quả. Việc giải quyết, khắc phục những

vấn đề này lại không dễ dàng vì chi phí thu thập thông tin và giám sát rất cao, đặc biệt là đối với những người cho vay cá nhân. Do đó, xuất hiện một bên thứ ba – một tổ chức trung gian đứng ra thực hiện tất cả những công việc trên thay cho những người cho vay cuối cùng, đó cũng chính là vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại hành động như những trung gian thị trường và góp phần làm giảm sự không cân xứng về thông tin giữa các công ty đi vay và các ngân hàng thương mại, chứ không phải là giữa các công ty đi vay và những người gửi tiền (người cho vay cuối cùng), bằng cách thu thập những thông tin nội bộ từ các công ty đi vay và giám sát chúng một cách thận trọng qua các giao dịch diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với sự hình thành các mối quan hệ lâu dài và tin tưởng. Thông tin được tổng hợp và lưu giữ cụ thể cho từng công ty vay (khách hàng của ngân hàng) và ngân hàng cho vay là người duy nhất biết được các thông tin đó. Những người gửi tiền vào ngân hàng thực chất là người cho vay cuối cùng nhưng chỉ có thể trông đợi các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tốt nhất, tính thanh khoản cao và lãi suất cao đối với khoản tiền gửi, song họ cũng không còn phải đối mặt trực tiếp với rủi ro.

Trong trường hợp thị trường trái phiếu công ty, vấn đề người uỷ thác không còn quá quan trọng vì thị trường đảm bảo rằng các nhà đầu tư (người cho vay cuối cùng) đều nhận được các thông tin đáng tin cậy và kịp thời về người đi vay (tổ chức phát hành trái phiếu), đồng thời chính công chúng đầu tư phải chịu rủi ro gắn với các quyết định đầu tư của họ, bù lại mức sinh lời mà họ có được thường cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng. Do công chúng đầu tư là một lực lượng đông đảo, đa dạng và phân tán nên thông tin về các công ty phát hành phải được chuẩn hóa và công bố công khai, rộng rãi sao cho mọi cá nhân đều có thể dễ dàng nắm bắt được những đặc trưng của các công ty dựa trên lãi suất coupon, mức bù rủi ro, độ dài thời gian đáo hạn của trái phiếu.

Có thể nói, các ngân hàng đầu tư đóng vai trò quan trọng như các trung gian thị trường, góp phần giảm nhẹ vấn đề không cân xứng về thông tin giữa các công ty phát

hành và công chúng đầu tư bằng cách thiết kế các điều khoản của trái phiếu công ty theo cách mà những người đầu tư cuối cùng cũng có thể mua được những trái phiếu mới phát hành, chuẩn bị bản cáo bạch cho các công ty phát hành và xúc tiến bán chứng khoán, vì có nhiều nhà đầu tư cùng tham gia vào hoạt động thị trường, gánh nặng rủi ro được san sẻ giữa họ và do đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro trở nên hoàn toàn có thể thực hiện được. Vấn đề ở đây là sự bất cân xứng thông tin quá lớn khiến cho các cá nhân có nhu cầu đầu tư không đủ tự tin để đưa ra quyết định đầu tư trực tiếp, tức là mua các công cụ đầu tư như trái phiếu, họ sẽ phải tìm đến người ủy thác (ngân hàng) để gửi gắm tài sản của mình. Như vậy trái phiếu công ty có thể không được ưa thích bằng việc gửi tiền vào ngân hàng và do đó thị trường trái phiếu công ty cũng khó có điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu 539 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)