Về trọng số của các tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu 544 Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 69 - 71)

Theo phương pháp tính điểm của NHĐT&PT thì tất cả các chỉ tiêu có trọng số như nhau, tức là mọi chỉ tiêu đều có ý nghĩa quan trọng (hoặc kém quan trọng) như nhau trong quyết định xếp hạng doanh nghiệp. Đây là điều không thực tế, vì trong số các chỉ tiêu mà ngân hàng đưa vào đánh giá sẽ có những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng hơn so với chỉ tiêu khác và như vậy thì trọng số của các chỉ tiêu này phải khác nhau. Đây là điểm yếu của hệ thống chấm điểm tín dụng của NHĐT&PT. Ngân hàng cần phải xem xét để điều chỉnh lại trọng số cho hệ thống chấm điểm này. Điểm mạnh của hệ thống chấm điểm tín dụng của NHĐT&PT cũng xuất phát từ chính điểm yếu của ngân hàng này, đó là tính đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình để áp dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải cân nhắc giữa tính phức tạp và tính thực tiễn của nó. Một mô hình quá phức tạp để hiểu và thực hiện sẽ khó thành công nhưng ngược lại, một mô hình đơn giản, dễ sử dụng nhưng không phản ánh được tương đối đầy đủ thực tế cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Qua thăm dò một số cán bộ tín dụng tại ngân hàng này thì “có vẻ” như họ cũng không “tin tưởng” lắm vào hệ thống chấm điểm này. Việc chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp chủ yếu chỉ để tham khảo, theo cách nói của họ thì trọng số của bảng điểm xếp hạng này trong quyết định cấp tín dụng chiếm khoảng 10%, tức là rất ít có ý nghĩa.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp của NHNN&PTNT và NHCT có tính “chuyên nghiệp” hơn với hệ thống các trọng số khá chi tiết và đầy đủ.

Thứ nhất, trọng số được tính cho từng chỉ tiêu tài chính trong nhóm tiêu chính tài chính (một số chỉ tiêu có trọng số 8%, một số có trọng số là 10%). Tuy nhiên, như đã nhận xét ở phần trên, tiêu chí nợ phải trả/tổng tài sảnnợ phải trả/vốn chủ sở hữu về bản chất là giống nhau, không cần thiết phải sử dụng cả

70

hai cùng một lúc, nhưng trong bảng gán trọng số, mỗi chỉ tiêu vẫn có trọng số là 10%, trong khi đó thì chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn và chỉ tiêu thanh toán nhanh chỉ có trọng số là 8%. Ngân hàng cần xem xét để điều chỉnh lại trọng số các tiêu chí này.

Thứ hai, trong nhóm các tiêu chí phi tài chính, trọng số áp dụng cho mỗi nhóm có phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp ĐTNN). Sự khác nhau là không đáng kể, do đó có thể không cần phân biệt để giảm bớt sự phức tạp. Hơn nữa, trong thời gian tới, khi môi trường đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên có sự tương đồng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thì sự phân biệt như trên càng không cần thiết.

Thứ ba, sau khi đã chấm điểm cho tất cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ tín dụng tiến hành xác định điểm tổng hợp. Để tính điểm tổng hợp phải dựa trên bảng trọng số của nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. NHCT đưa ra trọng số áp dụng có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán và không được kiểm toán (bảng 22):

Bảng 14: Trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (NHCT)

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán

Các chỉ số tài chính 40% 55%

Các chỉ số phi tài chính 60% 45%

(Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam, 2004)

Khi các thông tin tài chính được kiểm toán thì trọng số của các tiêu chí tài chính sẽ cao hơn so với khi không được kiểm toán là hợp lý vì khi được kiểm toán thì các số liệu tài chính sẽ đáng tin cậy hơn.

71

Bảng 13: Trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (NHNN&PTNT)

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán DNNN DN ngoài quốc doanh DN ĐTNN DNNN DN ngoài quốc doanh DN ĐTNN Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55% Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45%

(Nguồn: Sổ tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, tháng 7/04)

Theo bảng trọng số trên thì số liệu tài chính kế toán của các DNNN là kém tin cậy nhất, phản ánh không chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp, sau đó đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cuối cùng là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ở một chừng mực nào đó thì sự phân biệt như trên trong thực tế là phù hợp và chấp nhận được. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp Việt Nam dần dần phải áp dụng các chuẩn mực tài chính kế toán theo thông lệ quốc tế thì sự phân biệt trên cũng cần được xoá bỏ.

Một phần của tài liệu 544 Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)