Nhận xét chung

Một phần của tài liệu 544 Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 62 - 69)

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện đang trong quá trình bắt đầu triển khai. NHĐT&PT đã áp dụng trong một thời gian ngắn

63

(khoảng gần 2 năm), trong khi đó thì tại NHNN&PTNT và NHCT hiện vẫn chưa thực hiện chấm điểm theo hệ thống này. NHNN&PTNT đang sử dụng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp hết sức đơn giản với ba hạng khách hàng là A, B và C. Các tiêu chí để xếp hạng cụ thể như sau:

Chỉ tiêu 1: doanh thu so với năm trước liền kề:

Ngành LOẠI A LOẠI B LOẠI C

1 Ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ (trừ dầu khí), công nghiệp cơ khí

Tăng từ 5% trở lên

Tăng dưới 5% và giảm không quá 3%

Giảm từ 3% trở lên 2 Ngành công nghiệp chế biến, sản

xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, thương nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác

Tăng từ 7% trở lên

Tăng dưới 7% và giảm không quá 3%

Giảm từ 3% trở lên

Chỉ tiêu 2: lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu:

LOẠI A LOẠI B LOẠI C

- Doanh nghiệp có lãi - Tỷ suất lợi nhuận thực hiện

trên vốn chủ sở hữu tăng hơn so với năm trước liền kề

- Doanh nghiệp có lãi

- Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu bằng hoặc thấp hơn so với năm trước liền kề

- Doanh nghiệp lỗ

Đối với doanh nghiệp có lỗ kế hoạch:

- Doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, có cơ chế

tài chính xử lý toàn bộ số lỗ từ nguồn vốn ngân sách theo quy định của Chính phủ, bộ Tài chính thì được tính xếp loại như doanh nghiệp có lãi.

- Doanh nghiệp mới thành lập, mới bắt đầu sản xuất kinh doanh có số lỗ

thực tế nhỏ hơn số lỗ kế hoạch được xếp loại B.

64

LOẠI A LOẠI B LOẠI C

Tỷ suất tự tài trợ > 8% 8% ≥ tỷ suất tự tài trợ ≥ 3% Tỷ suất tự tài trợ < 8% • Chỉ tiêu 4: nợ quá hạn (chỉ tính nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng)

và khả năng thanh toán nợ đến hạn:

trả hạn đến hạn dài nợ hạn ngắn nợ Tổng hạn ngắn đầu TSLĐ Tổng hạn đến nợ toán thanh năng Khả =

LOẠI A LOẠI B LOẠI C

Thoả mãn đủ hai điều kiện: - Không có nợ quá hạn - Hệ số khả năng thanh

toán nợ đến hạn > 1

Thoả mãn đủ hai điều kiện: - Nợ quá hạn dưới 181 ngày - Hệ số khả năng thanh toán

nợ đến hạn từ 0.5 đến 1

Thoả mãn 1 trong 2 điều kiện: - Có nợ quá hạn trên 181 ngày - Hệ số khả năng thanh toán

nợ đến hạn < 0.5 • Chỉ tiêu 5: tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành:

LOẠI A LOẠI B LOẠI C

Không vi phạm pháp luật hiện hành

Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức xử phạt hành chính

Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hoặc người quản lý, điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc phân loại doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp loại A Doanh nghiệp loại B Doanh nghiệp loại C

Cả 5 chỉ tiêu đều xếp loại A

Là doanh nghiệp không xếp loại A hoặc C

Chỉ cần xảy ra một trong các điều kiện sau:

- Có từ 3 chỉ tiêu xếp loại C trở lên - Chỉ tiêu thứ 2 xếp loại C

Mặc dù các quy định đã được ban hành từ năm 2004 nhưng hiện nay NHNN&PTNT và NHCT vẫn chưa thể áp dụng vào thực tế; NHĐT&PT hiện đã áp dụng nhưng kết quả chỉ có tính tham khảo, quyết định cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa trên kết quả thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư và giá trị các tài sản bảo đảm. Như vậy, ý nghĩa của hệ thống chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, không đúng với mục đích ban đầu khi ban hành quy định của ngân hàng về hệ thống này./.

65

PHẦN III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

TẠI CÁC NHTM QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1. Về hệ thống tiêu chí đánh giá và thang điểm sử dụng

Về cơ bản thì hệ thống tiêu chí đánh giá của cả ba ngân hàng mà đề tài quan tâm đều tương tự nhau. Bên cạnh đó thì cũng có một vài điểm khác biệt.

Hệ thống tiêu chí chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp gồm có các tiêu chí tài chính và tiêu chí phi tài chính là hợp lý, điều này sẽ góp phần đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện hơn. Trong đó thì các tiêu chí phi tài chính đôi khi lại có ý nghĩa quan trọng hơn là các tiêu chí tài chính bởi các báo cáo tài chính, nhất là các báo cáo tài chính không được kiểm toán trong điều kiện Việt Nam thường không có tính xác thực cao. Các doanh nghiệp thường cố gắng “tạo ra” các con số “đẹp đẽ” nhằm thuyết phục ngân hàng cấp vốn cho mình.

Việc các ngân hàng đưa ra các chỉ số định chuẩn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau không giống nhau là phù hợp. Do đặc thù của mỗi ngành kinh doanh mà tỷ suất lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp trong mỗi ngành không giống nhau. Chẳng hạn khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng thường thấp hơn so với doanh nghiệp trong các ngành khác,…

Tuy nhiên, trong nhóm chỉ tiêu tài chính về đòn cân nợ của doanh nghiệp thì NHNN&PTNT và NHCT đưa ra hai chỉ tiêu là nợ phải trả/tổng tài sảnnợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hai chỉ tiêu này về bản chất là giống nhau, nó phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Như vậy, chỉ cần đưa vào hệ thống tiêu chí

66

đánh giá một trong hai chỉ tiêu trên là đủ. Ở nhóm chỉ tiêu này NHĐT&PT chỉ đưa ra một chỉ tiêu là hệ số tự tài trợ (vốn chỉ sở hữu/tổng tài sản), như vậy là hợp lý.

Trong khi nợ quá hạn được NHNN&PTNT và NHCT xếp vào nhóm các chỉ tiêu tài chính (tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng) thì NHĐT&PT lại xếp vào nhóm các chỉ tiêu phi tài chính, nếu doanh nghiệp có phát sinh nợ quá hạn thì bị điểm 0, nếu không có nợ quá hạn được 5 điểm. Cách cho điểm như vậy theo quan điểm của tôi là không thật sự hợp lý. Bởi vì chẳng hạn vào một thời điểm nào đó, do những yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn thì sẽ bị cho điểm 0, trong khi lịch sử chi trả của doanh nghiệp là rất tốt và nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp không trả được nợ là nguyên nhân có tính khách quan. Đối với tiêu chí này, NHĐT&PT nên sử dụng tiêu chí giống như NHNN&PTNT và NHCT.

Về thang điểm đánh giá, ở các tiêu chí 1-3 và 5-9, NHĐT&PT đưa ra thang điểm như sau (thang điểm 5):

7) L ≥α : 5 điểm 8) β≤ L < α : 4 điểm 9) γ≤ L < β : 3 điểm 10) λ≤ L < γ : 2 điểm 11) 0 ≤ L < λ : 1 điểm 12) L < 0 : 0 điểm

Chỉ tiêu thứ 8 và 9 có thể nhận giá trị âm nhưng các chỉ tiêu còn lại không thể có giá trị âm, việc NHĐT&PT đưa ra thang điểm quy đổi nếu L < 0 thì doanh nghiệp được 0 điểm ở tiêu chí này là bất hợp lý. Vì vậy, cần phải bỏ điểm quy đổi này. Thang điểm quy đổi cần được quy định lại như sau:

6) L ≥α : 5 điểm

67

8) γ≤ L < β : 3 điểm 9) λ≤ L < γ : 2 điểm 10) L < λ : 1 điểm

Thang điểm của NHNN&PTNT và NHCT đưa ra 5 mức điểm quy đổi là 100, 80, 60, 40, 20, với các chỉ tiêu không nhận giá trị âm thì hợp lý nhưng với các chỉ tiêu có thể nhận giá trị âm (Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản, Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu) thì nên bổ sung mức điểm 0 khi các chỉ tiêu này nhận giá trị ≤ 0.

Tiêu chuẩn thứ 9 trong nhóm tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng có sự khác biệt giữa NHNN&PTNT và NHCT

Bảng điểm quy đổi của NHNN&PTNT như sau:

STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4

9 Số dư tiền gửi

trung bình hàng tháng tại ngân hàng cho vay > 300 tỷ VND 100-300 tỷ 50-100 tỷ 15-50 tỷ <15 tỷ

Bảng điểm quy đổi của NHCT như sau:

STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4

9 Số dư tiền gửi

trung bình tháng tại ngân hàng cho vay > 100 tỷ VND 60-100 tỷ 30-60 tỷ 10-30 tỷ <10 tỷ

Đây là quy định chung áp dụng cho toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT cũng như NHCT. Tuy nhiên, do đặc thù của địa phương Lâm Đồng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và thậm chí rất nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và thương mại (trừ một vài doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối lớn), do đó nếu áp dụng theo đúng chuẩn chung thì hầu hết chỉ đạt

68

được mức điểm tối thiểu là 4. Vì vậy, cần xem xét điều kiện thực tế dựa trên các số liệu thống kê để điều chỉnh giảm các mức chuẩn nói trên cho phù hợp với đặc thù của địa phương.

Thang điểm tối đa của NHNN&PTNT và NHCT là 100, trong nhóm các tiêu chí phi tài chính có 5 nhóm nhỏ gồm: lưu chuyển tiền tệ; năng lực và kinh nghiệm quản lý; tình hình và uy tín trong giao dịch với ngân hàng; môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác. Mỗi một nhóm nhỏ sẽ có 5 chỉ tiêu để đánh giá, điểm tối đa của mỗi chỉ tiêu là 20. Tuy nhiên, trong nhóm tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng thì NHNN&PTNT có 9 chỉ tiêu và NHCT có 10 chỉ tiêu, nếu một doanh nghiệp đạt điểm tối đa ở tất cả các chỉ tiêu thì sẽ được tương ứng là 180 điểm quy đổi (đối với NHNN&PTNT) và 200 điểm quy đổi (NHCT). Rõ ràng đây là điểm bất hợp lý trong quá trình xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá của NHNN&PTNT và NHCT. Hai ngân hàng này cần xem xét để điều chỉnh lại thang điểm của nhóm này. Như đã trình bày ở phần trước, hiện NHNN&PTNT và NHCT chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chưa triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp mà chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị, có lẽ vì thế mà họ chưa phát hiện ra điểm bất hợp lý này.

Hệ thống các tiêu chí phi tài chính của NHĐT&PT tương đối đơn giản và sơ sài. Bên cạnh đó thì NHĐT&PT còn sử dụng thêm hệ thống điểm thưởng và điểm phạt. Theo quan điểm cá nhân thì NHĐT&PT không nên sử dụng điểm thưởng, phạt mà nên đưa toàn bộ các chỉ tiêu đóvào hệ thống có tính chuẩn mực, đồng thời cũng cần bổ sung thêm các tiêu chí phi tài chính. Thực sự thì hệ thống chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp của NHĐT&PT dễ áp dụng nhưng điểm hạn chế là khá đơn giản, không phản ánh đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

69

Một phần của tài liệu 544 Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)