Về ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 417 Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư của các Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa đến năm 2015 (Trang 48 - 53)

6 Một số dự án khác

3.4.2.2. Về ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Các dự án đầu tư xây dựng là những dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư rất dài; Do đó, nhà đầu tư phải chấp nhận thời gian hoàn vốn dài, hiệu quảđồng vốn bỏ ra chậm có kết quả, thêm vào đó là những rủi ro khách quan không tính trước

Do vậy, tác giả kiến nghị UBND tỉnh có quy định bằng văn bản về ưu đãi dành riêng cho những dự án đầu tư. Chủđầu tư sẽđược miễn thuế thu nhập 50% hoặc 100% trong thời gian từ 2 đến 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế từ hoạt động của dự án, đểđảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong khu vực.

Ngoài ra trong trường hợp chủ đầu tư hoạt động có kết quả, có những dự án đầu tư tiếp tục, nhà nước cần có chủ trương khuyến khích bằng hình thức để lại một phần hoặc toàn bộ phần nghĩa vụ phải đóng góp của doanh nghiệp như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp như là một hình thức góp vốn của nhà nước vào thực hiện dự án.

KẾT LUẬN

Nhu cầu huy động vốn luôn là vấn đề bức xúc không chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu mà ngay với cả các doanh nghiệp lớn trước áp lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Mặc dù hiện nay các kênh huy động vốn đã đa dạng hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị rất nhiều để huy động và sử dụng đồng vốn hiệu quả.

Ngoài công cụ huy động vốn truyền thống như vay ngân hàng, vay vốn nội bộ, Tín Nghĩa nên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm có nhiều lựa chọn hơn để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn, trái phiếu chuyển đổi… Mỗi công cụ mỗi hình thức huy động vốn có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì thế Tín Nghĩa phải cân nhắc vào tình hình thực tại của mình để lựa chọn cho phù hợp.

Tín Nghĩa cần chuẩn bị tâm lý trước và sau khi huy động vốn. Áp lực tâm lý đầu tiên khi huy động vốn là sợ không huy động đủ số vốn cần thiết. Khi đó, các dự án hoặc kế hoạch kinh doanh có nguy cơ bị chậm trễ, dẫn đến thất bại của toàn bộ dự án. Vì vậy, cần chuẩn bị nhiều phương án huy động vốn dự phòng.

Sau khi huy động đủ số vốn cần thiết, Tín Nghĩa còn phải chịu áp lực từ việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Sự chuẩn bị tâm lý này còn quan trọng hơn cả trước khi huy động vốn. Nếu là vốn vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu, thì áp lực trả lãi vay rất lớn. Do đó, trong phương án kinh doanh, phải lường trước mọi rủi ro, kể cả những tình huống do chủ quan gây ra, dẫn đến việc sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Rủi ro cần được quan tâm đúng mức, nếu không khi sự cố xảy ra sẽ trở tay không kịp. Hiệu quả sử dụng vốn kém cũng khiến cho những lần huy động kế tiếp khó khăn hơn.

Hiện tại, Tín Nghĩa chỉ tập trung nguồn lực ở khâu huy động vốn mà quên rằng, chuẩn bị nguồn lực để quản lý số vốn huy động được cũng quan trọng không kém, do đó nên tránh tình trạng lúng túng trước nguồn vốn quá lớn so với khả năng quản lý hiện có.

Sau khi huy động vốn cho những dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể không nhất thiết phải rập khuôn theo những gì đã cam kết mà có thể linh hoạt sử dụng vốn

được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn hoặc trong các báo cáo, nhất là trong các phương án sử dụng vốn dự phòng. Tín Nghĩa có thể sử dụng vốn huy động ban đầu để đầu tư vào các dự án và dùng chính những dự án này để huy động vốn tiếp theo. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị phương án sử dụng vốn là rất quan trọng, không phải chỉ để huy động một lần duy nhất, mà chính thành công trong huy động vồn lần đầu sẽ tạo được tiền đề tốt cho những lần huy động kế tiếp.

Theo chúng tôi việc huy động vốn trong thời gian tới của Tín Nghĩa sẽ có nhiều khó khăn nhưng không phải là không có khả năng để vượt qua, về mặt lý thuyết thì có 5 hướng giải pháp tài chính sau ( áp dụng cho dự án lớn có giá trị trên 500 tỷ đồng):

- Sử dụng 100% vốn tự có từ nguồn vốn ngân sách: theo hướng này việc đầu tư xây dựng sẽ giống như các dự án khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen, … nhưng tính khả thi sẽ không cao vì nhiều lý do trong đó lý do chính là nguồn vốn ngân sách là có hạn và chỉưu tiên đầu tư vào các dự án như: phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, …

- Vay 70 - 75 % vốn: nếu chọn hướng này thì Tín Nghĩa sẽ chịu áp lực lãi vay rất lớn, nếu dự án thất bại sẽảnh hưởng rất lớn đến toàn công ty. Nếu chọn hướng này Tín Nghĩa cần có những giải pháp tình thế và kế hoạch tài chính thật vững vàng trong trường hợp xấu nhất.

- Liên doanh: Chọn hướng này Tín Nghĩa sẽ cùng chia sẽ lợi nhuận và rủi ro đồng thời giảm được rất nhiều áp lực tài chính, áp lực quản lý … Tuy nhiên trong liên doanh cần phải chọn lọc thật kỹ các đối tác liên doanh tránh tình trạng “mất trắng” và cần phải xem xét học kinh nghiệm từ Coca cola, xá xị Chương Dương trong quản lý và điều hành.

- Cổ phần: Nếu chọn hướng này Tín Nghĩa sẽ có nhiều cách để huy động vốn: vay, phát hành cổ phiểu, trái phiếu. Tuy nhiên để thành công Tín Nghĩa phải là 1 doanh nghiệp có uy tín và đạt được niềm tin của thị trường vốn. Theo chúng tôi nếu chọn hướng này ngoài uy tín của bản thân từ nhiều năm nay Tín Nghĩa phải tận dụng ưu thế “được sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành” để nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thường trường ngoài ra công tác tiếp thị cần phải tăng cường nhiều hơn nhất

là công tác PR (Public Relation) cần phải làm thật tốt, hễ nói đến Tín Nghĩa là người ta nghĩ ngay đến 1 doanh nghiệp đầy uy tín và giàu tiềm năng.

- Hướng hỗn hợp: tùy vào tính chất của mỗi dự án mà có các cách kết hợp khác nhau ví dụ như: vừa vay vừa sử dụng vốn ngân sách, vừa vay vừa cổ phần, vừa vay vừa liên doanh, …

Một phần của tài liệu 417 Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư của các Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa đến năm 2015 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)