Các định chế tài chính trung gian thực hiện chứng khoán hóa

Một phần của tài liệu 114 Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp Bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 53 - 55)

a. Ngân hàng thương mi

Một yếu tố đảm bảo sự thành công của nghiệp vụ chứng khoán hóa là các tài sản liên quan phải có sự tương hợp về đặc tính và chất lượng tín dụng. Để có được một tập hợp các tài sản tài chính thích hợp cho việc phát hành chứng khoán thì các cơ quan tín thác đóng vai trò định chế trung gian trong phát hành chứng khoán phải lựa chọn các tài sản có cùng thời hạn, lãi suất và chất lượng tín dụng. Sự tương hợp vềđặc tính và chất lượng của tài sản không thể tồn tại một cách ngẫu nhiên mà cần có một chính sách thích hợp trong hệ thống tài chính để tạo nên sự thống nhất này. Do đó, các NHTM cần có một sự chuẩn hóa trong việc cấp tín dụng để có thể tạo ra một tập hợp nợ có cùng thời hạn, lãi suất và thời biểu thanh toán thì mới có thể dễ dàng chuyển đổi chúng thành những chứng khoán.

Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, cho thấy một trong những nguyên nhân là các khoản vay có chất lượng tín dụng thấp dưới tiêu chuẩn. Đầu những năm 2000 tại Mỹ, lãi suất được cắt giảm xuống mức thấp và giá cả trên thị trường nhà đất liên tục leo thang, người dân đổ xô đi mua nhà đất do sức hút của mối lợi hiện rõ trước mắt. Vì mong muốn người dân được sở hữu nhà riêng và kích thích tiêu dùng, Chính phủ liên bang đã nới lỏng các điều kiện và khuyến khích người dân mua bất động sản. Tất cả các điều trên đã khiến các tổ chức cho vay cầm cố dễ dàng hơn trong việc cho vay mua nhà đất. Hệ quả, khi nền kinh tế Mỹ lại đứng trước nguy cơ suy thoái và thị trường nhà đất bắt đầu chuyển sang giai đoạn xuống dốc, trong khi lãi suất được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng trở lại và giữở mức cao để đối phó với lạm phát thì

cho vay dưới tiêu chuẩn mới thực sựđược quan tâm đúng mức và trở thành vấn đề có thể gây rủi ro hệ thống, đặc biệt là khi các tổ chức tín dụng đã phân tán rủi ro bằng cách chứng khoán hóa các khoản cho vay này trên phạm vi toàn cầu mà chủ yếu tại thị trường Mỹ và kếđến là châu Âu, nơi có TTCK phát triển vào bậc nhất và hệ thống tài chính rất phát triển. Trên thực tế, những khó khăn trên thị trường bất động sản và cho vay thế chấp ở Mỹđã rất đáng quan ngại từ năm 2006, biểu hiện khủng hoảng đã xuất hiện với sự gia tăng nợ xấu và số tổ chức cho vay phá sản: hàng loạt công ty bất động sản rơi vào phá sản và giá cổ phiếu nhóm ngành bất động sản sụt giảm mạnh; giá trị các khoản vay dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ trong bối cảnh lãi suất tăng cao và bong bóng bất động sản bắt đầu xì hơi; khoảng 70 hãng cho vay cầm cốở Mỹđã ngừng hoạt động hoặc chờ rao bán.

b. Các định chế trung gian phát hành chứng khoán, bão lãnh chứng khoán

Giống như mọi chứng khoán khác, nghiệp vụ chứng khoán hóa cũng cần một định chếđóng vai trò trung gian để giúp các nhà phát hành chuyển đổi những tài sản của mình thành chứng khoán. Với nghiệp vụ chứng khoán hóa thì vai trò này còn lớn hơn nhiều lần vì họ phải tham gia vào quá trình cơ cấu lại các tập hợp tài sản và quản lý các chứng khoán được phát hành dựa trên những tập hợp tài sản đó. Ngoài ra, định chế tài chính trung gian này không chỉ đóng vai trò là người bảo lãnh phát hành đơn thuần như là đối với việc phát hành chứng khoán thông thường khác mà họ còn phải đảm nhận luôn việc thanh toán lãi và gốc chứng khoán cho nhà đầu tư trong suốt thời hạn của chứng khoán liên quan. Đó chính là các SPV (hoặc SPC – Special Purpose Copmpany). Tại hầu hết tại các quốc gia, các định chế này thường được thành lập dưới sự bảo trợ của nhà nước, chẳng hạn như công ty HKMC tại Hồng Kông, Ginnie Mae và Freddie Mac do chính phủ Mỹ thành lập.

d. Các t chc cung cp dch v h tr

Bên cạnh các SPV, vai trò các định chế cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cũng rất quan trọng. Nổi bật nhất là các tổ chức cung cấp cơ chế tăng cường tín nhiệm cho các chứng khoán được phát hành theo phương thức chứng khoán hóa các tài sản. Những tổ chức đứng ra bảo lãnh cho những chứng khoán này thường là các công ty bảo hiểm,

các định chế lớn trên thị trường. Đây là những công ty tài chính được xếp hạng tín nhiệm với thang điểm cao nhất từ AA đến AAA.

Một cơ chế tăng cường tín nhiệm là vô cùng cần thiết cho việc thực hiện chứng khoán hóa. Nhà phát hành bảo đảm rằng việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư không bị cản trở bởi sự ngắt quảng của luồng thu nhập hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của các con nợ. Cơ chế tăng cường tín nhiệm này có thể mang tính chất nội sinh hay ngoại sinh, nghĩa là có thể do chính bản thân nhà phát hành sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thêm cho chứng khoán đã phát hành hoặc do bên thứ ba đảm nhiệm.

Cơ chế tăng cường tín nhiệm nội sinh có thể thực hiện bằng nhiều phương thức:

Th nht, sử dụng một tập hợp tài sản tài chính có giá trị lớn hơn giá trị chứng khoán phát hành để thực hiện chứng khoán hóa.

Th hai, thiết lập một quỹ dự phòng để sử dụng mỗi khi có trục trặc xảy ra đối với các nguồn thu bảo đảm cho việc chi trả lãi và gốc chứng khoán có liên quan.

Th ba, phát hành một chứng khoán với nhiều kỳ hạn và cơ chế thanh toán khác nhau.

Ngoài ra, các nhà phát hành chứng khoán có thể lựa chọn biện pháp tăng cường tín nhiệm cho đợt phát hành của mình thông qua một tổ chức bên ngoài công ty. Sự bảo đảm của một bên thứ ba có thể là Chính phủ, công ty bảo hiểm hoặc từ ngân hàng, công ty tài chính lớn khác. Sự bảo đảm mà bên thứ ba đưa ra có thể là đối với chất lượng các khoản phải thu hoặc chất lượng của chứng khoán phát hành. Thực chất đây chính là sự bảo lãnh về tài chính đối với chứng khoán phát hành. Người bảo lãnh sẽ cam kết chi trả phần nợ gốc và lãi trong trường hợp người chịu trách nhiệm trả nợ mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu 114 Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp Bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)