Thực trạng cho vay thế chấp bất động sản trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 114 Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp Bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 47)

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, đầu năm 2008, giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; dư nợ bất

động sản khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Đến hết tháng 6/2008, tỷ lệ này là 9,96% trên toàn quốc. Tại Tp. HCM, là một trong hai đô thị lớn nhất toàn quốc, dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 64,4% trên tổng dư cho vay bất động sản của cả nước. Theo báo cáo của của ngân hàng nhà nước chi nhánh Tp. HCM thì có trên 67 ngân hàng thực hiện cung cấp cho vay đầu tư vào các dự án bất động sản. Những ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ này là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Phát triển nhà, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín... Hầu hết các ngân hàng này đều cung cấp các khoản vay ngắn và trung hạn (từ 2 – 5 năm) với lãi suất khoảng 10% - 12%/năm. Rất ít dự án có thể nhận được khoản vay dài hạn lên tới 8-10 năm. Bên vay thường phải thế chấp các quyền sử dụng đất, tài sản … hoặc thậm chí cả những tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, cho vay thời hạn càng dài thì rủi ro tiềm ẩn sẽ càng cao. Về khách quan, sẽ có rủi ro về kinh tế, về chính sách, về lãi suất và cả về sức khỏe của người đi vay,... Còn về chủ quan, là rủi ro trong việc huy động vốn ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn. Hiện nay, tại đa số các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, có hơn 80% là huy động với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Theo chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2006, dư nợ vay kinh doanh bất động sản là 31.233 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng dư nợ toàn thành phố. Số dư nợ cho vay bất động sản năm 2007 tăng 40,5% so với năm 2006 nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu. Riêng trong năm 2007, cho vay bất động sản chiếm 10,8% tổng dư nợ và đến tháng 8/2008 cho vay bất động sản chiếm 11% trong tổng dư nợ.

Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ tại địa bàn Tp. HCM

Đơn vị tính: tỷđồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 8/2008

Tổng dư nợ tín dụng 175.727 226.336 406.353 484.000 Dư nợ tín dụng cho vay BĐS 28.654 31.233 43.886 53.240 Tỷ lệ tăng trưởng trong cho vay BĐS 15,51% 9.00% 40,51% 17,57% Tỷ trọng dư nợ BĐS trong tổng dư nợ 16,31% 13,8% 10,8% 11,0%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. HCM

Như vậy, nhu cầu vốn cho thị trường bất động sản là rất lớn. Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng gia tăng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, theo quy định về việc bảo đảm an toàn trong tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tổng số dư nợ vay trung và dài hạn của một ngân hàng chỉ chiếm tối đa 30% tổng số dư nợ của Ngân hàng. Như vậy, với những quy định về tổng dư nợ tối đa là 30% trong tổng dư nợ của một ngân hàng, cùng với tỷ trọng dư nợ thực tế và nhu cầu ngày càng tăng về vốn của các doanh nghiệp bất động sản là cơ sở cho việc thực hiện chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản.

Một phần của tài liệu 114 Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp Bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 47)