Giải pháp về chính sách thuế

Một phần của tài liệu 453 Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm GDCK Hà Nội (Trang 79 - 84)

II. Các n−ớc đang phát triển và các n−ớc đang chuyển đổ

14 Các dịch vụ công 65 104.343 6.403 6

2.3.1. Giải pháp về chính sách thuế

Cùng với sự phát triển nền kinh tế, trong những năm qua, chính sách thuế đã có nhiều bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất đinh. Nội dung đổi mới chính sách thuế bao gồm: Chuyển từ hệ thống thu quốc doanh sang hệ thống thuế thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế làm cho thuế thực sự là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng đối với nền kinh tế. Trên tinh thần đó, từ năm 1990 đến nay nhà n−ớc đã ban hành một loạt các Luật thuế; đặc biệt là gần đây, Quốc hội đã ban hành Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thay Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức tr−ớc đây. Từ khi ra đời đến nay, thuế GTGD và thuế Thu nhập đã nhiều lần đ−ợc điều chỉnh và hoàn thiện theo h−ớng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi để đối t−ợng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ và

trách nhiệm của mình đặc biệt là đối với các DNV&N. Việc giảm số l−ợng thuế suất, đơn giản hoá các ph−ơng pháp tính thuế, kê khai thuế để ngăn ngừa tình trạng trốn, tránh thuế; từng b−ớc giảm mức thuế suất gắn liền với việc mở rộng phạm vi, đối t−ợng nộp thuế và đối t−ợng chịu thuế để tăng số thu tuyệt đối hàng năm cho NSNN nh−ng vẫn duy trì tỷ lệ thu NSNN so với GDP.

Mới đây, trong năm 2003 và 2004, Nhà n−ớc đã ban hành một loạt các văn bản về thuế nh−:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 do Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17/6/2003.

- Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông t− 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính về h−ớng dẫn Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thông t− số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về quy định chi tiết luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

- Thông t− số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ tài chính về h−ớng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán.

Các chính sách thuế này đã phát huy đ−ợc vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách thuế hiện hành vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập nh−:

Thứ nhất, các quy định về thuế và việc thực hiện nộp thuế ch−a rõ ràng, nhiều điểm bất hợp lý, nặng về cơ chế thu, ch−a có cơ chế động viên

nuôi d−ỡng các nguồn thu. Mức thuế xuất hiện nay vẫn còn cao (thuế thu nhập doanh nghiệp 28%) và nhiều khoản thu ngoài thuế. Chính sách thuế ch−a thể hiện quyền lợi của những ng−ời nộp thuế mà chỉ nhấn mạnh đến các nghĩa vụ của những ng−ời nộp thuế. Chế độ đối với cán bộ thuế còn nhiều điểm bất hợp lý, vẫn còn tình trạng giao khoán mức thuế phải thu trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, tính công bằng của hệ thống thuế ch−a cao, còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, ch−a thực sự tạo lập môi tr−ờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các chinh sách −u đãi về thuế th−ờng đ−ợc tập trung vào thu hút đầu t− n−ớc ngoài hơn là khuyến khích đầu t− trong n−ớc.

Thứ ba, nhiều quy định còn r−ờm rà, rắc rối, đặc biệt là các thủ tục và thời gian hoàn thuế GTGT ch−a phù hợp với từng đối t−ợng kinh doanh và gây khó khăn cho nhiều DNV&N vì đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp là khác nhau.

Chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán thị tr−ờng chứng

khoán nói chung và doanh nghiệp niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà Nội nói riêng

Thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam mới ra đời rất cần sự quan tâm từ phía nhà n−ớc về nhiều mặt, trong đó chính sách thuế là một trong những chính sách quan trọng để khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng chứng khoán. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh cũng nh− các văn bản h−ớng dẫn −u đãi về thuế khi thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ h−ớng dẫn −u đãi về thuế đối với một số ngành nghề nhất định mà nhà n−ớc khuyến khích đầu t−, không bao gồm −u đãi đối với thị tr−ờng chứng khoán, việc −u đãi đối với thị tr−ờng chứng khoán tr−ớc đây đ−ợc thực hiện theo quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc tạm thời về h−ớng dẫn những −u đãi đối với doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, quyết định này đã hết hiệu lực. Mới đây, ngày 20/10/2004, Bộ Tài chính ban hành Thông t− số 100/2004/TT-BTC về h−ớng dẫn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập đối với linh vực chứng khoán. Theo tinh thần của văn bản này, các đối t−ợng đ−ợc h−ởng −u đãi về thuế bao gồm: các công ty chứng khán, công ty quản lý quỹ đầu t− chứng khoán, ngân hàng l−u ký; tổ chức, cá nhân trong n−ớc và n−ớc ngoài đầu t− chứng khoán tại

Việt Nam, Quỹ đầu t− chứng khoán. Theo đó các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ mới thành lập đ−ợc miễn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 03 năm tiếp theo và tạm thời ch−a thu thuế thu nhập đối với ca nhân tham gia đầu t− chứng khoán. Nh−ng Thông t− 100, không điều chỉnh đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán mà hiện nay các tổ chức này đ−ợc h−ởng −u đãi tạm thời về thuế theo công văn số 11924/TC/CST ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính về tạm thời h−ớng dẫn −u đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức niêm yết. Theo đó, ngoài các −u đãi hiện hành nh− −u đãi về thuế đối với DNNN cổ phần hoá, CTCP mới thành lập; các doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng chứng khoán đ−ợc giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Trung tâm GDCK. Có thể nói, mức −u đãi nh− vậy là còn thấp, ch−a thực sự khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng chứng khoán.

Việc −u đãi về thuế đối với doanh nghiệp niêm yết trên Trung tâm GDCK đ−ợc xử lý theo nguyên tắc “cộng dồn”. Nếu năm miễn thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trùng với năm miễn thuế theo công văn 11924 thì công ty sẽ đ−ợc h−ởng 2 năm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu trong năm vừa đ−ợc giảm thuế 50% theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vừa đ−ợc giảm thuế 50% theo công văn 11924 thì công ty đ−ợc h−ởng một năm miễn thuế. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng khi công ty có chứng khoán niêm yết lần đầu nh−ng bắt đầu tính kể từ năm có thu nhập chịu thuế.

Đối với các DNV&N, trong đợt tiếp cận, vận động doanh nghiệp ra niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà Nội năm 2004 cho thấy, phần lớn các DNV&N (quy mô vốn từ 5-30 tỷ) có nhu cầu tham gia niêm yết đều là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận nhiều, nhu cầu vốn là rất lớn. Việc đ−ợc miễn giảm thuế thu nhập khi tham gia thị tr−ờng chứng khoán là vấn đề quan tâm rất lớn đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong thông báo số 197/TB-BTC ngày 2/11/2004, kết luận của lãnh đạo Bộ Tài chính về ph−ơng án hoạt động ban đầu của Trung tâm GDCK Hà Nội lại quy định “các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết nh−ng không muốn niêm yết tại Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh thì đ−ợc đăng ký giao dịch tại

Trung tâm GDCK Hà Nội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ không đ−ợc h−ởng các −u đãi nh− đối với doanh nghiệp niêm yết”. Theo chúng tôi, việc quy định nh− vậy là ch−a hợp lý, ch−a thực sự khuyến khích sự phát triển của thị tr−ờng chứng khoán nói chung và Trung tâm GDCK Hà Nội nói riêng. Nếu chiếu theo điều kiện niêm yết quy định trong Nghị định 144/2003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán (vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh 02 năm liền kề có lãi) thì phần lớn các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội là không đ−ợc h−ởng −u đãi về thuế, điều này sẽ không khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào thị tr−ờng chứng khoán, qua đó sẽ rất khó để thực thực hiện đ−ợc muc tiêu, chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán đã đ−ợc chính phủ phê duyệt.

2.3.2. Giải pháp về hỗ trợ phí kiểm toán, t− vấn

Để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, v−ớng mắc trong quá trình làm thủ tục ra niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà nội, ngày 03/6/2004, Sở tài chính, chi cục Tài chính doanh nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm GDCK Hà nội tổ chức cuộc họp giữa các đơn vị liên quan với các doanh nghiệp có ý định niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà Nội và các công ty chứng khoán để bàn bạc biện pháp thúc đẩy nhanh thủ tục niêm yết, trong đó có bàn về vấn đề hỗ trợ phí kiểm toán, t− vấn đăng ký giao dịch.

Tiếp theo cuộc họp ngày 3/6/2004; ngày 22/7/2004, Sở Tài chính Hà Nội đã có tờ trình số 2020/STC-TCDN – P4, về việc đề nghị UBND Tp. Hà Nội cho phép hỗ trợ toàn bộ phí kiểm toán và thuê t− vấn lập hồ sơ xin phép niêm yết cho các CTCP tham gia niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà Nội trong giai đoạn đầu.

Ngày 30 tháng 8 năm 2004 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5563/QĐ-UB về việc hỗ trợ phí kiểm toán, thuê t− vấn cho các CTCP đăng ký giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Theo quyết định này, mức hỗ trợ tối đa là 100 triệu đồng đối với một doanh nghiệp; trong đó hỗ trợ phí kiểm toán trong hai năm gần nhất tối đa là 60 triệu đồng (tối đa 30 triệu đồng/năm); Hỗ trợ về thuê t− vấn phát hành và đăng ký GDCK tối đa 40 triệu đồng.

Bảng 3.1: Các doanh nghiệp đ−ợc hỗ trợ phí kiểm toán, t− vấn

STT Tên công ty Ngành nghề kinh doanh chính

Vốn điều Lệ (tỷ đồng)

Một phần của tài liệu 453 Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm GDCK Hà Nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)