Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu 448 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế (Trang 64 - 65)

3.2.2.1 Tình hình cơng tác tín dụng tại NHCTVN:

Năm 2006, hoạt động tín dụng của NHCTVN tiếp tục cĩ sự tăng trưởng với tổng số dư các hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu đạt 91.786 tỷ đồng, trong đĩ cho vay nền kinh tế đạt 78.985 tỷ đồng, tăng 5.039 tỷ đồng so với đầu năm, đạt mức tăng trưởng 6,82%. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng trong những năm qua vẫn khơng đạt được kế hoạch đề ra, đặc biệt năm 2006 cũng chỉ đạt được 59,82% kế hoạch tăng trưởng năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu:

- Nhiều chi nhánh cĩ biểu hiện co cụm hoạt động tín dụng từ sau vụ án Minh Phụng- Epco.

- Dư nợ cho vay DNNN của NHCTVN giảm một cách đáng kể ( năm 2006 dư nợ DNNN chiếm 29,97%/ tổng dư nợ cho vay) do NHCTVN chủ động rút dư nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, năng lực tài chính yếu kém, nhưng việc mở rộng cho vay đối với khu vực ngồi quốc doanh chưa được mạnh dạn do sự hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp đối với các khoản vay lớn. Ngồi ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM Nhà nước và NHTMCP cũng làm cho thị phần của NHCTVN sút giảm.

- Các biện pháp về quản trị rủi ro tín dụng chỉ ở giai đoạn khởi đầu, chưa thực sự là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác thẩm định cũng như quá trình theo dõi, giám sát khoản vay.

Về cơ cấu tín dụng:

- Cơ cấu cho vay VND và ngoại tệ phù hợp với cơ cấu huy động nguồn vốn.

- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn là 39,91% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế nằm trong quy định HĐQT đề ra.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản đạt 25,36% dư nợ cho vay nền kinh tế, trong đĩ một số chi nhánh cĩ tỷ lệ này trên 50%.

- Tỷ lệ cho vay DNNN là 29,97% dư nợ cho vay nền kinh tế.

- Tỷ lệ cho vay theo quy mơ khách hàng khá đồng đều giữa các nhĩm DN lớn, DN vừa và nhỏ, cá nhân với con số tương ứng là 28%, 39% và 33%.

- Dư nợ cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế phát triển như Tp. HCM và miền Đơng Nam bộ, Hà Nội, Hà Tây với số dư nợ chiếm tới 47,02% dư nợ cho vay tồn hệ thống. Tuy nhiên, đây cũng là nơi cĩ số dư nợ xấu cao, chiếm tới 63,64% nợ xấu tồn hệ thống.

65

Về chất lượng tín dụng:

Năm 2006 là năm đánh dấu sự thành cơng của quá trình tập trung và nâng cao chất lượng tín dụng trong nhiều năm (từ năm 2004), biểu hiện ở một số chỉ tiêu sau:

- Hoạt động bảo lãnh khơng phát sinh dư nợ trả thay.

- Nợ nhĩm 2, nợ xấu giảm mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Nợ nhĩm 2 là 4.001 tỷ đồng, giảm 3.885 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 5,07% tổng dư nợ; nợ xấu là 1.101 tỷ đồng , giảm 1.249 tỷ đồng so đầu năm, chiếm 1,38% tổng dư nợ.

- Trích dự phịng rủi ro của tồn hệ thống đạt 1.654 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên NHCTVN đã trích đủ dự phịng rủi ro theo quy định, tạo điều kiện tài chính để làm lành mạnh hĩa tài sản nội bảng của NHCT.

- Tổng số thu nợ đã XLRR và nợ được Chính phủ xử lý đạt 643 tỷ đồng, gấp 2,65 lần số đã thu trong năm 2005.

Mặc dù chất lượng tín dụng của NHCTVN ngày càng được củng cố và nâng cao nhưng qua số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng vẫn cịn tiềm ẩn rủi ro cao, thể hiện một số mặt:

- Tỉ trọng cho vay DNNN vẫn cịn khá cao so với tổng dư nợ, theo báo cáo thống kê thì hơn 80% DNNN làm ăn yếu kém, thua lỗ, khơng cĩ tài sản bảo đảm để xử lý khi gặp rủi ro.

- Tỉ lệ nợ nhĩm 2 khá cao, nếu khơng cĩ biện pháp kiểm sốt và xử lý nợ kiên quyết, kịp thời sẽ dẫn đến khả năng chuyển sang nhĩm nợ xấu. Như vậy nợ xấu cĩ khả năng vượt quá mức 5%/ theo thơng lệ quốc tế. Điều này ảnh hưởng khả năng trích dự phịng rủi ro của NHCT VN trong thời gian sắp tới.

- Theo báo cáo doanh số chuyển nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh khá lớn trong năm 2006 (tăng 8.195 tỷ đồng) và việc giải quyết này vẫn cịn phụ thuộc vào khả năng tài chính của NHCT.

Qua tình hình trên cho thấy để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng địi hỏi NHCTVN phải quan tâm hơn nữa đối với cơng tác quản trị rủi ro nĩi chung và quản trị rủi ro tín dụng nĩi riêng nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu 448 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)