Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Vịêt Nam:

Một phần của tài liệu 448 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế (Trang 55)

3.1.1. Rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam:

3.1.1.1.Về chất lượng tín dụng:

Trong những năm gần đây NHNN đã tích cực đổi mới bổ sung hồn thiện cơ chế tín dụng theo hướng thơng thống phù hợp với thực tiễn và thơng lệ quốc tế, trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các TCTD trong việc xem xét và quyết định cho vay, tao điều kiện cho các TCTD mở rộng và quản lý hoạt động tín dụng cĩ hiệu quả. Cơ chế tín dụng mới đã khuyến khích các TCTD chủ động trong việc huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế xã hội. Các TCTD đã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong hoạt động tín dụng an tồn -hiệu quả- bền vững, chủ động kiểm sốt tăng trưởng tín dụng đi đơi với tăng trưởng nguồn vốn huy động và tương ứng với năng lực trình độ quản lý, các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ tín dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy chất lượng tín dụng đã được cải thiện nhưng nguy cơ rủi ro vẫn rất lớn do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn tại các TCTD .

Tỉ lệ nợ qúa hạn trong tổng dư nợ cho vay vốn cịn cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo cách tính cũ về nợ qúa hạn, các NHTM Nhà nước đều cĩ nợ quá hạn dưới 5%, nhưng theo phân loại nợ trong quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu của các ngân hàng cĩ nhiều thay đổi theo hướng gia tăng, tới 7%. Nhưng theo ước tính của IMF, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cĩ thể lên đến 10%-15%

Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục tài sản cĩ ( trên 60%), nguy cơ phát triển tín dụng nĩng vẫn chưa được ngăn chặn hữu hiệu, các dịch vụ phi tín dụng cịn yếu , mơi trường kinh doanh tín dụng chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đĩ, rủi ro lớn nhất mà các NHTM gặp phải chính là rủi ro tín dụng. Tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ theo tiêu chuẩn kế tốn quốc tế và phân loại nợ quốc tế vẫn cịn cao ( năm 2000:29,57%, 2001: 27,28%, 2002: 25,23%, 2003: 23,42%, 2005: 20,7%, 2006: 15%) và chưa đuợc kiểm sốt hợp lý, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ngồi ra, việc các NHTM việc các NHTM sử dụng thường xuyên một lượng vốn ngắn hạn đáng kể để đầu tư vào các dự án trung và dài hạn sẽ phát sinh những rủi ro về tính thanh khoản và lãi suất. Với xu hướng tỉ lệ lạm phát như một vài năm gần đây, cộng với sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các

56

NHTM làm cho nguồn vốn của các NH thường xuyên biến động, lãi suất đầu vào tăng liên tục, trong khi đĩ một bộ phận lãi suất cho vay trung dài hạn thường chưa đươc điều chỉnh kịp thời và cũng khơng thể tăng tương ứng do lãi suất thị trường cạnh tranh.

3.1.1.2.Về năng lực tài chính:

Năng lực tài chính các ngân Việt Nam vẫn cịn ở mức thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và rủi ro kinh doanh lớn.

Mặc dù các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã được củng cố theo chương trình cơ cấu lại, nhưng cho đến nay tổng vốn điều lệ của tồn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cịn rất nhỏ chỉ vào khoảng trên 1tỷ USD Mỹ và được tập trung ở 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước trong đĩ Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn là đạt tỉ lệ an tồn vốn theo thơng lệ ngân hàng quốc tế, với mức vốn cao nhất khoảng 400 triệu USD. Các NHTM CP cũng nhanh chĩng bổ sung vốn trung bình vốn điều lệ của một Ngân hàng Việt Nam vào khoảng trên 20 triệu USD, trong khi đĩ mức vốn trung bình của một ngân hàng của các nước trong khu vực như Thái Lan là trên 5 tỷ USD, Singapore là 1 tỷ USD. Những ngân hàng lớn như Citibank của Mỹ, vốn lên tới trên 45 tỷ USD. Điều này cho thấy khả năng tiềm ẩn rủi ro ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam là rất lớn do tỉ lệ an tồn về vốn thấp chưa đủ theo thơng lệ quốc tế là 8% ( các Ngân hàng thương mại nhà nước tỉ lệ an tồn vốn bình quân vào khoảng 5%).

Bên cạnh đĩ chất lượng đầu tư tín dụng chưa cao do các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng thương mại Nhà nước tập trung nhiều cho vay các doanh nghiệp nhà nước nhưng phần lớn làm ăn kém hiệu quả. Theo kết quả kiểm tốn của chương trình Miyazawa do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng thế giới cơng bố gần đây cho biết, tổng số nợ xấu, nợ tồn đọng của khối doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước đã lên đến 28.785 tỉ, lớn hơn vốn tự cĩ của tồn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước. Những khoản nợ này đến nay vẫn chưa thu hồi được đang là một thách thức và tiềm ẩn rủi ro đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh.

3.1.1.3.Về năng lực quản tri điều hành:

Cũng cịn nhiều hạn chế, hoạt động tín dụng của các ngân hàng chưa theo tín hiệu thị trường. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đã cĩ những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều vướng mắc, đồng thời thiếu chủ động trong mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và dự án để cấp vốn.

57

Với sự tăng trưởng tín dụng nhanh và đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, các khu vực khác nhau của nền kinh tế như hiện nay, các bộ phận tín dụng và nhân viên tín dụng đang phải chịu nhiều áp lực thậm chí vượt quá năng lực của họ để thực hiện việc đánh giá chính xác các khoản cho vay mới, theo dõi năng lực của người vay cũng như khả năng trả nợ của họ.

Bảng 7 : Thị phần huy động và cho vay các NHTM trong nước và NH nước ngồi (%)

Thị trường ngân hàng 2002 2003 2004 2005 2006

1- Huy động vốn

- NHTM quốc doanh 79,3 78,1 75,2 73,93

- NHTM cổ phần 10,1 11,2 13,2 16,72

- Chi nhánh NH nước ngồi 8,1 7,8 8,2 6,95

- Ngân hàng liên doanh 1,3 1,5 1,5 0,97

2- Cho vay

- NHTM quốc doanh 79,9 78,6 76,9 70,8 64,49

- NHTM cổ phần 9,5 10,8 11,6 14,76 19,53

- Chi nhánh NH nước ngồi 7,7 7,7 8,3 8,31 7,69

- Ngân hàng liên doanh 1,1 1,2 1,2 1,17 1,21

Nguồn: NHNN Vịêt Nam, tạp chí CIC

3.1.2. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNN:

An tồn trong hoạt động tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của NHNN nĩi chung và các NHTM nĩi riêng. Vấn đề nợ quá hạn và những vụ việc nổi cộm trong hoạt động tín dụng từ những năm trước 2000 đặc biệt là những tác động mạnh mẽ của WTO trên lĩnh vực ngân hàng đã đặt ra nhiều vấn đề cho NHNN và các NHTM trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng để bảo đam an tồn hiệu quả trong mơi trường mới đầy thử thách.

Về cơ chế tín dụng:

Chính sách tín dụng tiếp tục được cải thiện để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho tăng trưởng kinh tế phù hợp với các mục tiêu chính sách tiền tệ qua

58

từng thời kỳ. Cơ chế tín dụng đã được sửa đổi theo hướng thơng thống hơn nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Về chất lượng tín dụng:

Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, NHNN đã đẩy mạnh cơng tác tái cơ cấu các NHTM nhằm nâng cao năng lực tài chính và lành mạnh hĩa các NHTM Việt Nam theo yêu cầu phát triển của các NH thế giới. Từ giai đoạn 2001-2005, các NHTM mà trong đĩ cĩ 4 NHTMNN lớn nhất Việt Nam đã trải qua giai đoạn I của quá trình cơ cấu lại tổ chức và hoạt động theo nội dung các đề án cơ cấu lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 và nội dung Chì thị 01/2006/CT-NHNN ngày 04/01/2006 của Thống Đốc NHNN về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cơ cấu lại các NHTMNN, theo đĩ các NHTM NN:

Tiếp tục thực hiện giải pháp tái cơ cấu tài chính:

+ Bổ sung vốn tự cĩ: Ở Việt Nam, giới hạn tín dụng này từ năm 2005 trở về trước đều cĩ hệ số CAR dưới 5%. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện chuẩn mực quốc tế khi hội nhập , Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 “ Quy định về tỉ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của các TCTD” qui định các TCTD phải bằng nhiều biện pháp để tăng nhanh vốn tự cĩ và giảm thiểu tài sản cĩ điều chỉnh rủi ro để chậm nhất đến năm 2008 hệ số CAR phải đạt được 8%.

Các NHTMNN đã được Nhà nước bổ sung tăng vốn điều lệ theo chương trình tái cơ cấu về tài chính, vốn điều lệ được bổ sung là 12.536 tỷ đồng, đưa số vốn đạt 18.592 tỷ đạt, đạt tỷ lệ an tồn tối thiểu 4,4% như cịn thấp hơn với tiểu chuẩn quốc tế là 8%

Đối với các NHTM CP: từ năm 1998 thực hiện đề án của Chính phủ về việc cũng cố sắp xếp lại các NHTM CP, theo đĩ đã thu hồi giấy phép hoạt động đối với 15 ngân hàng và 1 cơng ty tài chính, trong đĩ buộc giải thể 8 ngân hàng, bán lại sáp nhập cho ngân hàng khác 8 ngân hàng, buộc 3 ngân hàng ngừng hoạt động, 2 NHCP đơ thị chuyển thành cổ phần nơng thơn, 8 NH đặt dưới sự kiểm sốt về hoạt động của NHNN, 2 NH chịu sự giám sát đặc biệt, từ 52 NHTM CP đến nay cịn 36 NHTM CP nhưng quy mơ hoạt động lớn hơn nhiều lần. Trong năm 2006, nhiều NHTM cổ phần đã phát hành cổ phiếu tăng vốn và các NHTMQD đã phát hành trái phiếu tăng vốn, nhờ vậy nhiều NHTM đã đạt hệ số CAR 8%. Tuy nhiên phần lớn các TCTD chưa đạt được hệ số CAR theo chuẩn mực quốc tế, hay nĩi cách khác dư nợ tín dụng của các TCTD này cao hơn 12,5 lần so với vốn tự cĩ của mình. Một điểm đáng lo ngại là dư nợ trung dài hạn của

59

các NHTM QD đã sử dụng khá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay. Vì vậy độ an tồn cho người gửi tiền vào các TCTD sẽ kém.

Bảng 8 : Danh mục vốn pháp định của các NHTM

STT Loại hình Tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định cho đến năm

2008 2010

I- Ngân hàng

1- NHTM

NHTM Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng NHTM cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng Chi nhánh NH nước ngồi 15 triệu USD 15 triệu USD Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng Ngân hàng 100% vốn nước ngồi 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 2- Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3- Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4- Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5- Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6- Quỹ tín dụng nhân dân

Qũy tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3000 tỷ đồng Qũy tín dụng nhân dân cơ sở 100 triệu đồng 100 triệu đồng

II Tổ chức tín dụng phi NH

1- Cơng ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Cơng ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng

60

Bảng 9: Tình hình tăng vốn điều lệ của một số NHTM VN Đơn vị: tỷ VNĐ

Stt NHTM 31/12/2005 31/12/2006 +/-

01 Ngân hàng Cơng Thương VN 3.405 3.616 +211

02 Ngân hàng Ngoại Thương 4.030 4.380 +350

03 Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển 3.818 4.253 +435 04 Ngân hàng Nơng nghiệp & PTNN 6.095 6.433 +200

05 Ngân hàng Nhà ĐBSCL 767 774 +7

06 Ngân hàng TMCP SG Thương Tín 1,250 2.089 +839

07 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 618 1.500 +882

08 Ngân hàng Phương Nam 580 1.290 +710

09 Ngân hàng TMCP Á Châu 948 1.100 +152

10 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu 700 1.212 +512

11 Ngân hàng Đơng Á 500 880 +380

Nguồn : Báo cáo thường niên các NH

+ Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước ngày 31/12/2000 hiện vẫn cịn dư nợ theo Đề án xử lý nợ tồn đọng đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001.; thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định ban hành kèm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc NHNN). Theo đĩ nợ xấu của các TCTD được xác định căn cứ vào thực trạng khách hàng mà khơng căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ và được chia làm 5 nhĩm: nhĩm 1- nợ đủ tiêu chuẩn, cĩ tỉ lệ dự phịng là 0%; nhĩm 2- nợ cần chú ý , cĩ tỉ lệ dự phịng là 5%; nhĩm 3- nợ dưới tiêu chuẩn, tỉ lệ dư phịng 20%; nhĩm 4- nợ nghi ngờ, tỉ lệ dự phịng là 50%; nhĩm 5 - nợ cĩ khả năng mất vốn, tỉ lệ dự phịng là 100%. Các nhĩm nợ 3, 4, 5 được coi là nợ xấu. Các TCTD được phép sử dụng các nguồn dự phịng để xố nợ hoặc chuyển các khoản nợ sang các hạng mục ngoại bảng trong trường hợp một tổ chức hay một doanh nghiệp là khách hàng bị phá sản hoặc giải thể, khách hàng chết hoặc mất tích và trong các khoản nợ thuộc nhĩm thứ 5.

61

Sau thời gian thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, kết quả là phần lớn nợ tồn đọng đã cơ bản được giải quyết, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam tính theo tiêu chuẩn Việt Nam đã giảm liên tục. Theo QĐ 493/2005/QĐ về phân loại nợ xấu của các NHTM thì khối quốc doanh cĩ tỉ lệ khá lý tưởng : Vietcombank khoảng 3%, Agribank và Incombank khoảng 5- 6%, BIDV khoảng 9%. Các NH cổ phần cĩ tỉ lệ khá thấp: phần lớn là dưới 1%, phổ biến trên dưới 3%. Tuy nhiên nếu đánh giá của Cơng ty kiểm tốn quốc tế Ernst & Young thì tỉ lệ này lên đến 14,86%.

Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động các NHTM:

Trước yêu cầu hội nhập của ngành ngân hàng, NHNN đã đổi mới cơng tác thanh tra giám sát hoạt động các NHTM bằng việc kết hợp phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bằng các cơng nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác thanh tra giám sát và tăng hiệu quả quản lý các NHTM, đưa ra những cảnh báo và ngăn ngừa các vụ việc tiêu cực, sai phạm trong nghiệp vụ tín dụng, đưa hạot động tín dụng an tồn, hiệu quả gĩp phần phát triển kinh tế và ổn định nền kinh tế vĩ mơ.

Hồn thiện hệ thống thơng tin NHNN: hệ thống thơng tin dần được hồn thiện với sự tham gia cung cấp dữ liệu đầu vào của tất cả các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM biết được lịch sử khách hàng vay vốn. Tuy nhiên việc cung cấp thơng tin khách hàng cịn hạn chế do chất lượng thơng tin đầu vào của các TCTD cung cấp chưa tốt, chưa chính xác, kịp thời, đồng thời NHNN cũng chưa cĩ biện pháp mạnh để đẩy nhanh chĩng đầu ra phục vụ cho cơng tác quản lý và kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng, chưa cĩ nhiều sản phẩm thơng tin tiện ích cho các đơn vị sử dụng thơng tin, chậm đổi mới phương pháp cung cấp thơng tin, cơng nghệ, thiết bị chưa đồng bộ , chưa tương xứng, đáp ứng với yêu cầu, nhu cầu ngày càng cao của cơng tác phịng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng. Điều này hạn chế phần nào cơng tác thẩm định thơng tin khách

Một phần của tài liệu 448 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)