Để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN cổ phần hóa, chúng tôi dùng các chỉ tiêu sau: doanh thu thuần bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân, lợi nhuận sau thuế/doanh thu
thuần bình quân, thu nhập bình quân của người lao động, tổng nộp ngân sách nhà nước và số lao động bình quân. Chúng tôi so sánh các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp năm 2005 so với thời gian trước khi doanh nghiệp CPH (năm CPH).
Trong số 34 DNNN đã CPH tính đến tháng 9 năm 2006 tại tp. Nha Trang thì có 8 DNNN mới CPH từ năm 2005 nên chúng tôi không đưa vào so sánh, tính toán số liệu. Với 26 DNNN được CPH từ năm 2004 trở về trước, chúng tôi nhóm các doanh nghiệp theo ngành và theo năm CPH để tính toán các chỉ tiêu của năm 2005 so với năm DNNN hoàn thành CPH.
Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNN trước khi tiến hành CPH. Có thể nhận xét rằng các DNNN được chọn CPH hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi, đều là những DNNN hoạt động khá tốt trong tỉnh. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, thể hiện ở các tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu bình quân, lợi nhuận sau thuế/vốn CSH bình quân, thu nhập bình quân người lao động, vốn chủ sở hữu bình quân và các khoản nộp NSNN còn thấp.
Các doanh nghiệp chưa đảm bảo được nhu cầu vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân người lao động quá thấp, không quá 300.000 đồng/tháng. Vốn chủ sở hữu bình quân của các DNNN trong các ngành nghề khá thấp, cao nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với 10.668 triệu đồng và thấp nhất là lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin chỉ có 1.867 triệu đồng. Trong các ngành nghề hoạt động kinh doanh, thì các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hoạt động có hiệu quả nhất còn lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin hoạt động dường như ít hiệu quả hơn, các chỉ số hầu như đều thấp hơn các chỉ số bình quân của những doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
b. Những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã gặp phải.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên thì quá trình CPH các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều vướng mắc:
Trước hết là nhận thức về cổ phần hóa DNNN còn chưa đầy đủ và thống nhất. Đặc biệt, những doanh nghiệp lâu nay làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, cung cách quản lý không xoay kịp theo nền kinh tế thị trường, chủ yếu vẫn dựa vào cơ chế bao cấp, cơ chế “xin - cho” không nhận thấy được là đã đến lúc
thị trường khó chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu như vậy, nếu không chuyển đổi nhanh, rất có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt, nếu tồn tại được thì cũng sẽ hết sức vất vả. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 16 doanh nghiệp cổ phần hóa để tìm hiểu những lý do chính các DNNN này tiến hành CPH, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Lý do chính dẫn đến CPH công ty:
Lý do Số công ty Tỷ lệ %
1. Do đề nghị bắt buộc từ các cơ quan quản lý Nhà nước
12 75 2. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 6 37,5
3. Để huy động thêm vốn với chi phí thấp 0 0
4. Do được ưu đãi về thuế 0 0
Nguồn: kết quảđiều tra
Bên cạnh đó, trước khi CPH đa số doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và tốc độ phát triển chưa cao. Hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và sở hữu công nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chưa phong phú, đa dạng cũng như chưa được quan tâm thật sự về chất lượng do vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tâm lí đây là DNNN, được sự hỗ trợ của nhà nước vì vậy lãi lỗ không quan trọng. Thêm vào đó, việc đầu tư đổi mới công nghệ còn chậm, trình độ công nghệ của đại bộ phận DNNN còn lạc hậu so với thế giới. Hậu quả là sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém trên thị trường.
Hơn nữa, trình độ quản lý doanh nghiệp phần lớn còn yếu kém, chưa đạt yêu cầu mà cơ chế thị trường đòi hỏi. Nhiều cán bộ quản lý chậm được đào tạo, đào tạo lại và không thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, nên không thích ứng kịp với môi trường sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Việc bảo toàn và phát triển vốn ở một số DNNN thực hiện chưa tốt, tình hình ăn dần vào vốn, mất vốn vẫn còn. Không ít DNNN chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, nhất là công khai tài chính. Công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp chưa vững chắc.
Về việc quản lý nhà nước vẫn còn nhiều vướng mắc như có quá nhiều văn bản pháp quy chồng chéo, thiếu tính khả thi, trói buộc quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với cơ chế thị trường nhưng chậm được sửa đổi... Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với DNNN còn chưa bình đẳng thể hiện là khi doanh nghiệp vi phạm thì bị xử lý, còn cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm gì về những quyết định sai trái gây tổn thất cho doanh nghiệp. Nhưng vướng mắc chủ yếu vẫn là chưa phân định rõ được quyền quản lý của Nhà nước với DNNN; quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; quyền sử dụng vốn và quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, cải cách hành chính còn tiến hành chậm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của DNNN và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Vẫn còn nhiều thủ tục gây khó khăn, phiền hà, tốn kém tiền bạc, thời gian và mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chưa phát huy đầy đủ quyền tự chủ, tính năng động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Không chỉ vậy, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời như:
+Về đầu tư: Nhà nước vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ đầu tư của doanh nghiệp và người quyết định đầu tư không chịu trách nhiệm khi phương án đầu tư không có hiệu quả. Vì vậy, việc phân cấp, giao quyền quyết định đầu tư cho doanh nghiệp chưa phù hợp, rõ ràng, không gắn với trách nhiệm và chưa có cơ chế kiểm soát đểđầu tư có hiệu quả.
+Về tổ chức, cán bộ quản lý: Trong các tổng công ty Nhà nước, cơ chế quyết định nhân sự chưa phát huy được trách nhiệm và hiệu lực điều hành quản lý của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Đối với các DNNN, việc bổ nhiệm nhân sự chủ yếu do cấp trên quyết định nên không phát huy được đầy đủ dân chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như năng lực cán bộ.
+Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới DNNN còn có những vướng mắc, nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, gây nhiều lúng túng, chậm trễ trong tổ chức thực hiện. Chẳng hạn trong việc xác định giá trị doanh
nghiệp, vấn đề đấu giá cổ phần chậm được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể, nên mỗi địa phương chỉ đạo thực hiện khác nhau, thiếu sự thống nhất trong cả nước. Hay vẫn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp CPH, thể hiện ở chính sách cho vay, cho thuê đất đai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cho chính những doanh nghiệp đã cổ phần hóa cũng như các DNNN sẽ thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa.
Các doanh nghiệp cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Khi chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức đa sở hữu (cổ phần hóa), việc xác định giá trị những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) của doanh nghiệp hết sức khó khăn. Cho đến nay, hầu hết các DNNN đã CPH đều không xác định được hoặc không đưa các đối tượng sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp...) vào việc định giá giá trị doanh nghiệp để CPH.
Việc giải quyết một lượng lớn lao động thiếu việc làm và lao động dôi dư cũng là một trong những khó khăn lớn, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.
2.2.2.1.2. Sau cổ phần hóa.
a. Những kết quả đạt được.
Sau khi CPH các doanh nghiệp đã thực hiện được các mục tiêu CPH như: Từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nước, cổ phần hóa đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người lao động trong doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Và theo bình quân kết quả cổ phần hóa trên địa bàn thành phố thì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà nước là 30,19% (tương ứng 56678 triệu đồng); của người lao động trong doanh nghiệp là 50,42% (tương ứng 94.643 triệu đồng) và của cổđông ngoài doanh nghiệp là 19,39% (tương ứng 36.389 triệu đồng).
19.39%
50.42%
30.19%
Nhà nước
Cán bộ CNV trong công ty Các nhà đầu tư bên ngoài
Nguồn: Ban đổi mới DNNN tỉnh Khánh Hòa Hình 2.2: Cơ cấu sở hữu của DNNN sau cổ phần hóa
Bên cạnh đó, cổ phần hóa đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN, giúp DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, và cũng là một giải pháp huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài việc đánh giá lại khách quan hơn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, giúp nguồn vốn này tiếp cận hơn với phương thức thị trường, quá trình CPH DNNN còn huy động được vốn của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp để kinh doanh đầu tư phát triển sản xuất. Từđó, phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH không những không bị giảm đi mà còn được bảo toàn và phát triển nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng.
DNNN sau khi cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp, tạo động lực mới trong sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của cổ đông và người lao động đối với doanh nghiệp; tiết kiệm được chi phí quản lý; năng suất lao động tăng; hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh; thu nhập của người lao động được bảo đảm và có xu hướng ngày càng tăng; lợi ích của doanh nghiệp, của nhà nước được bảo đảm. Một số doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị; đổi mới công nghệ; mở rộng ngành nghề; tăng cường liên doanh liên kết, nên năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng đáng kể; tiêu biểu là các công ty cổ phần: Phụ liệu may Nha Trang, Chế biến lâm thủy sản, Vật tư thiết bị giao thông, Thương mại vật liệu và khí đốt...
So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp về doanh thu thuần bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân, lợi nhuận sau
thuế/doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động, tổng nộp ngân sách nhà nước... (xem bảng 2.4, 2.5, 2.7, 2.8), chúng ta thấy rằng nhìn chung các chỉ tiêu này đều tăng so với trước khi cổ phần hóa.
Nhìn vào bảng 2.4 và bảng 2.7 chúng ta có nhận xét là các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa sớm có sự biến chuyển rõ nét hơn. Chẳng hạn như so với trước khi CPH, các doanh nghiệp CPH từ năm 1999 đã tăng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân từ 6,99% lên đến 69,52%; còn các DNNN đã tiến hành CPH từ năm 2002, tỷ lệ này tăng từ 7,64% lên tới 24,51%.
Trong số các DNNN đã CPH thì các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông lâm, thủy sản có tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân cao nhất (65,05%), tiếp đến là lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải (22,24%) và thương mại, dịch vụ, du lịch (21,98%). Đây là những lĩnh vực có lợi thế của thành phố.
Ngoài ra, CPH còn tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ của doanh nghiệp, làm chủ thật sự của phần vốn góp của mình. Họ có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp bằng việc dựĐại hội cổđông để thông qua điều lệ công ty bầu các thành viên hội đồng quản trị, và Ban kiểm soát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền Đại hội cổđông. Nhờ đó nâng cao được tính chủ động và ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CPH không những cắt giảm lượng lao động mà thậm chí còn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Sau CPH, doanh nghiệp đã có sự xắp xếp lại lao động cho phù hợp để có thể phát huy hết năng lực, thay thế những lao động thiếu trách nhiệm, yếu kém chuyên môn bằng những lao động năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả. Vì vậy, trong vài năm đầu khi doanh nghiệp vừa mới CPH xong, việc bố trí, sắp xếp lao động còn đang ở bước khởi đầu nên số lượng lao động bình quân có thể giảm xuống, tăng lên hoặc gần như không đổi, như so với năm 2005 số lao động trong các DNNN CPH năm 2001 (217 so với 209), năm 2002 (300 so với 295), năm 2004 (267 so với 262) giảm xuống, trong khi số lao động trong các DNNN CPH
năm 2003 (92 so với 104) lại tăng lên. Tuy nhiên, với sự xắp xếp lao động ngày càng phù hợp như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng được nâng lên, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình. Do đó, nhu cầu lao động sẽ tăng lên, thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với số lượng đã sa thải trước đây. Điều này thể hiện rõ trong số lượng lao động bình quân của các DNNN năm 1999 là 226 người, vậy mà sau khi CPH đến nay đã tăng gần gấp đôi là 405 người. Không chỉ tạo thêm việc làm cho người lao động mà từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, thu nhập của người lao động còn tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp càng CPH sớm thì đến nay thu nhập bình quân người lao động càng cao, càng tăng từ 230-600 nghìn đồng. Vì vậy, đời sống của người lao động được bảo đảm và nâng cao hơn. Đó cũng là một trong những lý do mà người lao động rất đồng tình và ủng hộ việc DNNN sớm CPH.
Người được lợi không chỉ là người lao động và doanh nghiệp, mà việc DNNN CPH hoạt động có hiệu quả còn là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Điểm nổi bật là đa số các doanh nghiệp CPH đều hoạt động hiệu quả được thể hiện rõ trong phần nộp NSNN. Nếu như trước đây (năm 1999) số tiền nộp NSNN bình quân các doanh nghiệp chỉ là 679 triệu đồng thì sau CPH đến nay số tiền này đã tăng lên gần 4,44 lần tức 3041 triệu đồng, hay so với số tiền nộp NSNN của các doanh nghiệp CPH trong những năm 2002, 2003 đến nay số tiền này đã tăng gần 1,4-2 lần. Đó là những dấu hiệu đáng mừng trong kết quả đạt được thời gian qua.
Thêm vào đó, tài chính của công ty cổ phần được minh bạch hơn, công khai hơn, cùng với những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổđông, tạo điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và