Xử lý nợ xấu, tồn đọng tại hệ thống các NHTM trong nước

Một phần của tài liệu 358 Hoàn thiện công tác xử lí nợ tồn đọng tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 28)

Việc xử lý nợ xấu tồn đọng luôn được các NHTMVN quan tâm, đặc biệt là các NHTMNN. Trước đây, các NHTMVN thực hiện xử lý nợ theo hướng NH tự xử lý theo các cơ chế chỉ đạo của Chính phủ (từng bộ phận NH có phòng ban phụ trách theo dõi và xử lý - thường gọi là phòng Công nợ hay Bộ phận quản lý nợ) và trình NHNN hỗ trợ xử lý đối với các khoản nợ có tính chất đặc biệt và tồn đọng quá lâu.

Từ năm 2000, công tác xử lý nợ được chú trọng hơn. Được sự cho phép của Chính phủ, các NHTMNN đã thành lập các công ty AMC trực thuộc NH mẹ để đảm nhận chức năng xử lý nợ cho NH. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty AMC của các NHTMNN cũng như các NHTMCP ở VN chỉ gói gọn trong quy mô nhỏ (do vốn thấp), chủ yếu là xử lý các khoản nợ tồn đọng có TSBĐ. Khác với Trung Quốc, vốn điều lệ hoạt động của các công ty AMC do NH mẹ cấp và các AMC cũng không được phép huy động vốn thêm trong quá trình hoạt động.

Đầu năm 2004, cùng với việc xử lý nợ thông qua các công ty AMC của NH, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (gọi tắt là Công ty mua bán nợ - Debt and Assets Trading Company - DATC) với vốn điều lệ ban đầu 2000 tỷ đồng cũng đi vào hoạt động để xử lý các khoản nợ tồn đọng của các DNNN.

Nhìn chung, các NHTMVN chủ yếu xử lý nợ ở nhóm nợ tồn đọng loại 1 (nhóm nợ tồn đọng có TSBĐ), riêng đối với nhóm nợ tồn đọng loại 2 và loại 3 thì việc xử lý nợ của các NH phụ thuộc ít nhiều vào các yếu tố bên ngoài NH như Chính phủ, thiện chí trả nợ của các DN… Do đó, mặc dầu các NH đã rất cố gắng để giải quyết dứt điểm số nợ tồn đọng nhưng kết quả đạt được của các NH còn hạn chế.

Một phần của tài liệu 358 Hoàn thiện công tác xử lí nợ tồn đọng tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)