Các quyết định TTDA chỉ dựa trên tính khả thi và triển vọng thành công của dự án. Do vậy, cần phải bảo đảm chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư và điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Để nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định, các ngân hàng phải thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ và khuyến khích cán bộ tham gia các khoá đào tạo bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí đào tạo. Các khoá học hoặc tập huấn nghiệp vụ cần chú trọng vào kỹ năng thực hành, giải quyết tình huống thực tế thông qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thẩm định (Excel, Risktall ball, Microsoft Project…) và các kỹ năng làm việc nhóm. Do TTDA là lĩnh vực
hoạt động ngân hàng còn khá mới mẻ ở Việt Nam vì thế các ngân hàng nên ưu tiên mời các giảng viên là các chuyên gia có đủ trình độ và nhiều năm kinh nghiệm ở các nước phát triển thông qua sự giới thiệu của WB hoặc các ngân hàng có uy tín trong nước. Quan trọng nhất là cán bộ thẩm định phải coi trọng công tác tự đào tạo cho mình. Để làm tốt công việc thẩm định, cán bộ thẩm định ngoài việc trang bị kỹ năng, nắm vững quy trình còn phải thường xuyên cập nhật các quy định và chính sách của nhà nước có liên quan như:
- Quy định về dự toán vốn đầu tư; - Quy định về đấu thầu;
- Quy định về bảo vệ môi trường;
- Quy định về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng;
- Quy định về chế độ tài chính đối với tứng loại hình doanh nghiệp; - Quy định về chế độ khấu hao TSCĐ;
- Quy định về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất;
- Quy định về miểm giảm thuế, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư; …