Thành lập bộ phận tài trợ dự án hoặc thuê các chuyên gia và kỹ sư

Một phần của tài liệu 336 Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)

sư kỹ thuật

Tùy theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn mà các ngân hàng có thể xem xét lựa chọn mô hình tổ chức TTDA bằng cách thành lập bộ phận TTDA thích hợp. Đối với các ngân hàng không chuyên về lĩnh vực cho vay trung dài hạn, bước đầu có thể thành lập bộ phận TTDA trực thuộc phòng tín dụng hoặc phòng kinh doanh. Đối với các ngân hàng chuyên cho vay trong lĩnh vực trung dài hạn và hiện đang tổ chức mô hình phòng thẩm định, bước đầu cần thành lập một bộ phận chuyên trách về hoạt động TTDA, khi quy mô hoạt động của phương thức này phát triển đến một mức độ đủ lớn có thể tính đến việc thành lập thêm phòng TTDA để chuyên môn hoá hoạt động. Đội ngũ nhân sự cho bộ phận này cần được lựa chọn trong số các cán bộ tín dụng và thẩm định giỏi nghiệp vụ, chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định và cho vay trung dài hạn. Mặt khác cần tuyển dụng thêm các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật thuộc nhiều lĩnh vực

để đảm trách công việc thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của dự án và theo dõi tiến trình kỹ thuật của dự án ở giai đoạn thực hiện và vận hành. Điều này sẽ khắc phục được hạn chế hiện nay của các cán bộ thẩm định là không đủ kiến thức và kinh nghiệm để thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của các dự án vay trung dài hạn. Kinh nghiệm của các ngân hàng có hoạt động TTDA ở các nước phát triển cho thấy, nhiều khi cán bộ của phòng TTDA là những chuyên gia và kỹ sư có bề dày kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực kỹ thuật nhiều hơn ở lĩnh vực TTDA. Nếu không thể hoặc xét thấy chưa cần thiết phải tuyển dụng đội ngũ này, nhất thiết các ngân hàng phải thuê các chuyên gia và kỹ sư tư vấn kỹ thuật để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của dự án, một trong các khía cạnh thẩm định quan trọng để bảo đảm cho triển vọng thành công của dự án trong tương lai.

Các chuyên gia và các cán bộ TTDA sẽ đưa ra các quyết định về việc đề xuất TTDA một cách độc lập mà không cần xem xét đến tình hình tài chính và các tài sản vật chất của người khởi xướng dự án. Nói cách khác, TTDA sẽ khắc phục được nhược điểm của mô hình tổ chức thẩm định và xét duyệt cho vay trung dài hạn hiện nay là: nhiều khi quyết định đề xuất cho vay của phòng thẩm định mâu thuẫn với quyết định thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư và trong một số trường hợp, khó dung hoà được những mâu thuẫn này.

Một phần của tài liệu 336 Giải pháp vận dụng phương thức tài trợ dự án để mở rộng tín dụng trung dài hạn tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)