Các rủi ro có khả năng xảy ra thấp hoặc rất thấp Rủi ro do thông báo thiếu nội dung thư tín dụng

Một phần của tài liệu 169 Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 52 - 55)

- Nội dung của bảng câu hỏ

2.4.4.2Các rủi ro có khả năng xảy ra thấp hoặc rất thấp Rủi ro do thông báo thiếu nội dung thư tín dụng

Rủi ro do thông báo thiếu nội dung thư tín dụng

Theo quy định, NHTB phải thông báo toàn bộ nội dung TTD cho người thụ hưởng. Nếu việc thông báo thiếu nội dung gây thiệt hại cho các bên, NHTB phải chịu trách nhiệm. Rủi ro này được các chi nhánh đánh giá có khả năng xảy ra cho ACB. Đối với các TTD ACB nhận được bằng thư thì rủi ro này ít có khả năng xảy ra do ACB chuyển toàn TTD, thư thông báo của NHTB thứ nhất đến người thụ hưởng. Các TTD được gửi qua điện swift, UCP quy định NHTB không chịu trách nhiệm việc mất mát dữ liệu khi truyền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Tuy nhiên, nếu việc mất dữ liệu xảy ra khi truyền dữ liệu trong nội bộ của ACB thì ACB phải chịu trách nhiệm. Rủi ro này chưa xảy ra cho ACB nhưng được các chi nhánh đánh giá có khả năng xảy ra thấp.

Rủi ro do thông báo thư tín dụng không xác thực

Ngân hàng thông báo TTD phải có trách nhiệm xác thực TTD trước khi thông báo đến người thụ hưởng. Trong trường hợp không thể xác thực TTD, NHTB báo ngay cho NHPH và người thụ hưởng nếu thông báo TTD này. NHTB không nêu rõ cho người thụ hưởng biết TTD không xác thực thì rủi ro có thể xảy ra là người thụ hưởng giao hàng dựa trên một TTD không có thật. Rủi ro này được các chi nhánh đánh giá là có khả năng xảy ra thấp và chưa xảy ra cho ACB. Tại ACB, khi chi nhánh nhận được TTD bằng thư, bộ phận swift sẽ chịu trách nhiệm xác thực chữ ký và phản hồi.

Rủi ro do người nhận thư tín dụng không được ủy quyền

TTD bị thất lạc và bị lợi dụng. NHTB phải có trách nhiệm thông báo TTD đến đúng người thụ hưởng. Trong trường hợp giao không đúng người thụ hưởng làm TTD bị thất lạc, bị lợi dụng, người thụ hưởng không giao hàng kịp thời, … thì NHTB sẽ gánh chịu trách nhiệm. Tại ACB, người nhận TTD gốc hoặc các chứng từ gốc phải có giấy giới thiệu của công ty và chứng minh nhân dân. Rủi ro này chưa xảy ra cho ACB và được các chi nhánh đánh giá là ít có khả năng xảy ra.

Rủi ro do không xem xét kỹ và tư vấn cho khách hàng nội dung TTD

Rủi ro này được các chi nhánh thêm vào và được đánh giá là có khả năng xảy ra thấp. Theo quy định của ACB, khi thông báo TTD, nhân viên TTQT phải đọc kỹ nội dung và tư vấn cho khách hàng những điều khoản bất lợi để khách hàng đề nghị tu chỉnh. Nếu ACB không tư vấn cho khách hàng thì thiệt hại ACB cũng không chịu trách nhiệm, tuy nhiên uy tín của ACB sẽ bị giảm sút và có khả năng mất khách hàng. Vì vậy, các chi nhánh rất chú ý đến vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về Ngân hàng TMCP Á Châu và các rủi ro có thể xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ. Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập năm 1993, đến nay đã trải qua gần 15 năm hoạt động với nhiều thành tựu và sự ghi nhận của xã hội, đã đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam. Chương 2 cũng giới thiệu về hoạt động thanh toán quốc tế của ACB. Qua đó có thể thấy được phương thức tín dụng chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ACB. Bên cạnh những đóng góp của phương thức tín dụng chứng từ, thì nó còn có khả năng xảy ra rủi ro cho ACB. Thông qua phần đánh giá của các chi nhánh và thực tế các rủi ro đã xảy ra, cho chúng ta thấy được đối với từng nghiệp vụ cụ thể đều có khả năng xảy ra rủi ro trong quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Các rủi ro này không những ảnh hưởng đến người mua, người bán mà còn ảnh hưởng đến các ngân hàng tham gia. Với vai trò và trong nghiệp vụ nào thì ACB gặp rủi ro cao hơn? Chương 2 đã trả lời được câu hỏi này.

Vấn đề là làm thế nào để hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra cho ACB và các ngân hàng thương mại nói chung. Chương 3 sẽ giới thiệu các biện pháp mà chi nhánh có thể áp dụng để phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả của phương thức tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu 169 Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 52 - 55)