Phương hướng chiến lược về chính sách huy động vốn

Một phần của tài liệu 115 Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 65 - 66)

CC h h ư ư ơ ơ n n g g 3

3.1.2.2 Phương hướng chiến lược về chính sách huy động vốn

Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn hợp lý theo xu hướng giảm thiểu chi phí huy động vốn (gia tăng nguồn tiền gửi thanh tốn từ dân cư và tổ chức kinh tế) theo chiến lược sau:

Củng cố cơ sở khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện tại trên nền tảng gia tăng dịch vụ và tối ưu hố hoạt động hỗ trợ khách hàng. Trọng tâm là xác định các chính sách đối với các khách hàng tốt, truyền thống của Techcombank, thiết lập các trung tâm dịch vụ khách hàng (trực tuyến và contact center) hiệu quả tại Hà Nội (trước cuối tháng 5/2008) và Hồ Chí Minh (trước cuối tháng 6/2008). Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn sẵn cĩ hỗ trợ cho nhu cầu các khách hàng truyền thống và đem lại nhiều lợi nhuận cho Techcombank. Đặc biệt chú trọng các khách hàng mang lại nhiều dịch vụ trong các lĩnh vực và ngành nghềưu tiên.

Phát triển các khách hàng mới một cách chọn lọc với trọng tâm là các khách hàng cá nhân cĩ thu nhập cao và trung bình, khá giả và tiềm năng tại các đơ thị lớn (trước mắt là tại Hà Nội và Hồ Chí Minh). Mục tiêu là phải phát triển được tối thiểu 30.000 khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng trong quý 2/2008. Chương trình này dự kiến đem lại margin tối thiểu 10% cho Techcombank.

Tiếp tục tập trung sức lực vào việc đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Kiên quyết theo dõi và cĩ biện pháp chăm sĩc kịp thời đối với tất cả các khách hàng cĩ số dư tiền gửi từ 500 triệu trở lên. Khối bán lẻ cần phối hợp, hướng dẫn các đơn vị xây dựng các định mức và phương thức chăm sĩc khách hàng; đồng thời triển khai ngay khơng chậm trễ. Mọi biến cố ảnh hưởng đến việc rút các khoản tiền từ 1 tỷ đồng trở lên phải được kiểm sốt đàm phán và báo cáo các cấp lãnh đạo để cĩ quyết định kịp thời, kiên quyết khơng được để bị chuyển sang các ngân hàng khác.

Khối bán lẻ trực tiếp chỉ đạo và theo dõi diễn biến, áp dụng các biện pháp cần thiết, kịp thời xin ý kiến Tổng giám đốc trong những trường hợp khĩ khăn.

Thúc đẩy hơn nữa các sản phẩm huy động mới và các chương trình quảng bá nhằm thu hút thêm nguồn huy động mới từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đạt được sự tăng trưởng. Các biện pháp đánh giá hằng quý và khen thưởng bổ sung sẽ tập trung vào đẩy mạnh tăng trưởng huy động như là nhiệm vụưu tiên hàng đầu. Các thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu kỹ các quy định hỗ trợ và đẩy mạnh huy động của Ban tổng giám đốc, quán triệt cho các cán bộ nhân viên để huy động được mọi nguồn lực. Ban tổng giám đốc sẽ cĩ các hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân cĩ thành tích tạo nguồn huy động lớn cho ngân hàng.

3.2 Mt s gii pháp nâng cao hiu qu huy động vn ti Techcombank 3.2.1 Nhng kiến nghịđối vi Chính ph

Một phần của tài liệu 115 Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)