thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại
Xếp hạng tín nhiệm là một quá trình bao gồm nhiều bước khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từ việc lựa chọn các dữ liệu phù hợp với đặc điểm của từng ngành và từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu này một cách khéo léo và khoa học nhằm làm tăng ý nghĩa kinh tế của dữ liệu được sử dụng trong các mô hình xếp hạng. Nếu thực hiện tốt điều này thì các ngân hàng sẽ làm tăng độ chính xác trong việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng mình và tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.
Xếp hạng tín nhiệm là nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp, do đó việc phân tích các dữ liệu về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh về rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trước những thay đổi có thể có của các chu kỳ kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng có nền tảng lý thuyết vững vàng về các trường hợp khủng hoảng doanh nghiệp.
Trong công tác xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thì phải phân biệt rõ giữa xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và xếp hạng khoản vay. Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Còn xếp hạng khoản vay là đánh giá mức độ tổn thất và mức độ có thể thu hồi của khoản vay, do đó xếp hạng khoản vay luôn gắn liền với từng giao dịch cụ thể và phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như: mức hạng tín nhiệm ban đầu của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo cho khoản vay, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng,… Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán để những thông tin về diễn biến tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp được chuyển tải nhanh chóng trên thị trường chứng khoán. Những thông tin quan trọng từ thị trường chứng khoán như chỉ số P/E,… sẽ là những căn cứ quan trọng trong công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng đặc biệt là công nghệ thông tin, cấu trúc lại bộ máy tổ chức,… nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo quy định của Ủy ban Basel về đảm bảo an toàn trong các hoạt động ngân hàng. Đây cũng là đòi hỏi để tạo sức mạnh tổng hợp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động tín dụng của NHTM luôn đối mặt với nhiều loại rủi ro, vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Trong tiến trình này thì việc phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đòi hỏi phải phân tích đầy đủ và khoa học nhiều chỉ tiêu khác nhau có liên quan đến rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là không thể thiếu để nâng cao hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam. Chương 1 của luận văn đã phân tích những chỉ tiêu chủ yếu dùng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, trình bày kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực xếp hạng doanh nghiệp và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam để nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại các NHTM. Chương 2 tiếp theo sẽ phân tích những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm của các NHTM tại TPHCM.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG