Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CÁC KCN TẠI TỈNH ĐỒNG NA
3.2.7 Bảo vệ môi trường các KCN trong thời gian tới:
+ Bảo vệ môi trường trong các KCN vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và của tỉnh. Các KCN phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư.
+ Tạo cơ chế, chính sách và các biện pháp kinh tế khuyến khích doanh nghiệp trong KCN và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về môi trường đối với các ngành, các cấp trong tỉnh.
+ Phòng ngừa một cách có hiệu qủa khả năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh từ các KCN gây ra. Xem công tác bảo vệ
môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Trong đó, coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý, kiểm soát ô nhiễm và khắc phục suy thoái có trọng tâm, trọng
điểm; đồng thời dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ là công cụ hiện hữu trong bảo vệ môi trường.
+ Cải thiện chất lượng môi trường trong KCN và các vùng phụ cận nhằm duy trì và nâng cao chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn.
+ Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống và hành vi thân thiện với môi trường của cộng đồng, xây dựng KCN thân thiện môi trường.
Ô nhiễm môi trường do hoạt động KCN được quyết định bởi hai yếu tố
chính: nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp và mức độ phát thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy để bảo vệ môi trường cần có giải pháp về tổ chức quản lý, quy hoạch và đầu tư, công nghệ, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và giám sát môi trường.
-Về mục tiêu:
Định hướng mục tiêu bảo vệ môi trường đến năm 2020 là “ngăn chặn mức gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm môi trường sống đạt chuẩn mức theo quy định Nhà nước” hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.
-Về nhiệm vụ:
+ Phòng ngừa ô nhiễm :thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường, các công ty phát triển hạ tầng KCN thực hiện đầy đủ quy chế
hoạt động bảo vệ môi trường theo Quyết định số 62/2002/QĐ-KHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Trưởng Bộ KHCN&MT.
+ Cải thiện môi trường: đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các KCN, đảm bảo quy trình quản lý chất thải công nghiệp nguy hại từ khâu thu gom đến khâu xử lý đúng trình tự Nhà nước quy định.
+ Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường: nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là trong các KCN nhằm xây dựng nếp sống và hành vi thân thiện với môi trường.
+ Tăng cường năng lực quản lý môi trường: kiện toàn cơ quan quản lý môi trường ở các cấp, lồng ghép các vấn đề môi trường trong các quyết định đầu tư phát triển các KCN; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường, nhất là TP.Hồ CHí Minh và các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai.